TAILIEUCHUNG - Mối quan hệ giữa thái độ ngôn ngữ và sự lựa chọn ngôn ngữ (Nghiên cứu trường hợp cộng đồng phương ngữ Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh)

Việc nghiên cứu thái độ ngôn ngữ, mối quan hệ giữa thái độ ngôn ngữ với hành vi ngôn ngữ và sự lựa chọn ngôn ngữ là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Bài viết này tìm hiểu mối quan hệ giữa thái độ ngôn ngữ với sự lựa chọn ngôn ngữ của người Việt qua tư liệu tiếng Việt trên cơ sở nghiên cứu trường hợp đối với việc sử dụng một số tiểu từ tình thái cuối câu của cộng đồng phương ngữ Bắc (PNB) tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM). | NGÔN NGỮ SỐ 11 2012 MỐI QUAN HỆ GIỮA THÁI ĐỘ NGÔN NGỮ VÀ SỰ LỰA CHỌN NGÔN NGỮ (Nghiên cứu trường hợp cộng đồng phương ngữ Bắc tại Thành phố Hồ Chí Minh) TRỊNH CẨM LAN 1. Đặt vấn đề Sự lựa chọn ngôn ngữ là một vấn đề quan trọng và tất yếu sẽ nảy sinh trong giao tiếp ở các môi trường đa ngữ. Đặc biệt, trong giao tiếp đa phương ngữ, khi xuất hiện biến thể, tất yếu sẽ nảy sinh sự lựa chọn ngôn ngữ. Sự lựa chọn ngôn ngữ chịu tác động của nhiều yếu tố, yếu tố chủ quan và khách quan. Trong đó, thái độ ngôn ngữ là một yếu tố chủ quan đóng vai trò quan trọng. Việc nghiên cứu thái độ ngôn ngữ, mối quan hệ giữa thái độ ngôn ngữ với hành vi ngôn ngữ và sự lựa chọn ngôn ngữ là hết sức cần thiết và có ý nghĩa. Bài viết này tìm hiểu mối quan hệ giữa thái độ ngôn ngữ với sự lựa chọn ngôn ngữ của người Việt qua tư liệu tiếng Việt trên cơ sở nghiên cứu trường hợp đối với việc sử dụng một số tiểu từ tình thái cuối câu của cộng đồng phương ngữ Bắc (PNB) tại Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM). 2. Cơ sở lí luận . Thái độ ngôn ngữ Thái độ ngôn ngữ (language attitude), theo góc nhìn của các nhà tâm lí học xã hội, thường tập trung vào lí giải việc các cá nhân tham gia giao tiếp làm gì với ngôn ngữ và nghĩ gì về ngôn ngữ? Thái độ ngôn ngữ thường được nghiên cứu theo hai khuynh hướng: khuynh hướng tinh thần luận (mentalism) và khuynh hướng hành vi luận (behaviorism). Theo tinh thần luận, thái độ được Williams (1974) định nghĩa là “trạng thái bên trong do một loại kích thích nào đó gây nên và trạng thái đó có thể làm trung gian cho những phản ứng của cơ thể xảy ra sau đó” [1]. Theo quan điểm này, thái độ của cá nhân với đối tượng sẽ quy định sự ứng xử của cá nhân với đối tượng ấy, nghĩa là thái độ sẽ dẫn đến hành vi và ngược lại, hành vi là kết quả của thái độ. Hạn chế của hướng tiếp cận tinh thần luận là ở phương pháp thí nghiệm, bởi lẽ nếu như thái độ được xem như một trạng thái bên trong hơn là những phản ứng có thể quan sát được từ bên ngoài thì chúng ta phải dựa vào những .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.