TAILIEUCHUNG - Động thái của cấu trúc xã hội và thuyết cấu trúc hóa của Athony Giddens - Lê Ngọc Hùng

Bài viết "Động thái của cấu trúc xã hội và thuyết cấu trúc hóa của Athony Giddens" giới thiệu đến các bạn những kiến thức về động thái của cấu trúc xã hội, thuyết cấu trúc hóa, so sánh thuyết cấu trúc hóa và thuyết chức năng, một số vấn đề đặt ra đối với thuyết cấu trúc hóa. | 82 Trao ổi nghiệp vụ Xã hội học số 2 - 2009 ĐỘNG THÁI CỦA CẤU TRÚC XÃ HỘI VÀ THUYẾT CẤU TRÚC HOÁ CỦA ATHONY GIDDENS LÊ NGỌC Đặt vấn đề Trong sinh vật học khái niệm cấu trúc Structure được sử dụng để nói về cấu tạo của một thực thể như tế bào mô cơ quan cơ thể. Cấu trúc gồm những thành phần có những chức năng nhất định nhằm đảm bảo cho một thực thể có khả năng tồn tại và thích nghi với môi trường sống của nó. Ví dụ cấu trúc của mắt đảm bảo thực hiện chức năng nhìn và cấu trúc của tai đảm bảo thực hiện chức năng nghe của một cơ thể động vật. Trong ngôn ngữ học cấu trúc được sử dụng để phân tích ngôn ngữ và lời nói mỗi một câu nói có một cấu trúc ngữ pháp nhất định trong đó mỗi một ký hiệu đều có vị trí và chức năng được xác định bởi quy tắc hay cấu trúc nhất định mà nhà nghiên cứu cần phải phát hiện và diễn đạt thành những công thức hay những khuôn mẫu2 . Theo học thuyết Marx cấu trúc xã hội thường được dịch là cơ cấu xã hội là cấu trúc xã hội - giai cấp với mối quan hệ chủ yếu là quan hệ đấu tranh diễn ra giữa những giai cấp thống trị và những giai cấp bị trị. Cấu trúc xã hội - giai cấp do phương thức sản xuất và trao đổi quyết định vì vậy cần tìm nguyên nhân của mọi sự biến đổi của cấu trúc xã hội trong sự biến đổi ở các yếu tố cấu thành nên phương thức sản xuất và trao đổĨ23. Khởi nguồn từ các hướng nghiên cứu này đã hình thành các biến thể khác nhau của thuyết cấu trúc trong xã hội học như thuyết chức năng cấu trúc thuyết cấu trúc chức năng thuyết hậu - cấu trúc mà không ít sinh viên chuyên ngành xã hội học còn lúng túng và nhầm lẫn về cả nội dung và phương pháp tiếp cận. Một loại thiếu sót nữa là nhiều sinh viên chỉ quan tâm tới mặt tĩnh của cấu trúc xã hội mà xem nhẹ mặt động thái của nó và chỉ xem xét cấu trúc xã hội như đã được tạo ra có sẵn mà xem nhẹ quá trình hình thành vận động và tự tái tạo của nó. Do vậy để góp phần làm sáng tỏ khái niệm cấu trúc với hai mặt động và tĩnh của nó bài viết này đặt ra nhiệm vụ giới thiệu thuyết cấu trúc hoá theory of

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.