TAILIEUCHUNG - Đề tài: Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính
Những vấn đề chung về tranh chấp đất đai và giải quyết tranh chấp đất đai, quy định pháp luật về giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính, thực trạng giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính là những nội dung chính trong 3 chương của đề tài "Giải quyết tranh chấp đất đai theo thủ tục hành chính". . | Do đó, các cơ quan tòa án ngoài việc cần được đảm bảo độc lập với các cơ quan hành chính, thì còn phải có thẩm quyền quyết định tính đúng sai của tất cả các quyết định hành chính, hành vi hành chính và mục tiêu của Luật Tố tụng hành chính là bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mỗi cá nhân, cơ quan, tổ chức tại các cơ quan tòa án. Vì vậy, về lâu dài, thiết nghĩ không nên có bất kỳ quyết định hành chính, hành vi hành chính nào của cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan nhà nước lại không bị kiểm soát. Cho dù là quyết định, hành vi mang tính chất nội bộ nhưng cũng là quyết định, hành vi hành chính, trong trường hợp quyết định hành chính đó, hành vi hành chính đó trái pháp luật và xâm phạm đến quyền, lợi ích hợp pháp của người dân thì không có lý gì mà người dân lại không thể khởi kiện người hoặc cơ quan thực hiện hành vi đó ra Tòa án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Hơn nữa, thực tế thời gian qua cho thấy chính những hành vi tắc trách, thiếu trách nhiệm trong hoạt động quản lý, điều hành nội bộ của một số cơ quan, tổ chức đã dẫn đến thiệt hại của người dân nhưng rất khó quy trách nhiệm để xem xét bồi thường thiệt hại. Sở dĩ như vậy vì những hành vi đó không được coi là đối tượng bị khởi kiện hành chính tại Tòa án nên không có bản án, quyết định của Tòa án. Trong khi đó, theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, những trường hợp như vậy, nếu không có bản án, quyết định của Tòa án thì không có căn cứ để xác định hành vi trái pháp luật của cán bộ, công chức nhà nước.
đang nạp các trang xem trước