TAILIEUCHUNG - Hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn qua ý kiến người dân: Một số vấn đề thực tiễn và giả thuyết nghiên cứu - Trịnh Duy Luân

Tham khảo nội dung bài viết "Hệ thống chính trị cơ sở ở nông thôn qua ý kiến người dân: Một số vấn đề thực tiễn và giả thuyết nghiên cứu" dưới đây để nắm bắt được những yếu tố ổn định và phát triển, những khác biệt trong nhận thức và đánh giá của người dân, phẩm chất của người cán bộ trong hệ thống chính trị cơ sở,. Với các bạn chuyên ngành Xã hội học thì đây là tài liệu tham khảo hữu ích. | Xã hội học số 1 77 2002 3 HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ cơ sở ở NÔNG THON QUA ý KIẾN NGƯỜI DÂN Một sô vân đề thực tiên và giả thuyết nghiên cứu TRỊNH DUY LUÂN Xây dựng Hệ thống chính trị cơ sở trong sạch vững mạnh có hiệu lực và hiệu quả cao đang là một yêu cầu bức thiết ở nưốc ta hiện nay. Tại các địa bàn cơ sở ở nông thôn vối hơn một vạn xã và gần 60 triệu dân việc lãnh đạo và quản lý sự phát triển kinh tế xã hội là một nhiệm vụ rất phức tạp đang đặt trên vai hệ thống chính trị cơ sở. Vấn để Đổi mối và nâng cao chất lượng hệ thống chính trị cơ sở là một trong những chủ để quan trọng được đặt ra trong Nghị quyết của Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX vừa qua. Là một hệ thống tổ chức gồm nhiều yếu tố hợp thành và nhiều cấp độ khác nhau nghiên cứu và tiếp cận hệ thống chính trị cơ sở đòi hỏi phải quán triệt các quan điểm cơ bản của lý luận khoa học xã hội Mác xít và các lý thuyết xã hội học mà trưốc hết phải kể đến quan điểm hệ thống và quan điểm lịch sử cụ thể. Quan điểm hệ thống khi nghiên cứu về hệ thống chính trị cấp xã đòi hỏi phải nhìn nhận nó như một thực thể trong hệ thống chính trị quốc gia có mối quan hệ hữu cơ vối nhiều thành tố khác bên trong và ngoài hệ thống đó. Bên cạnh đó quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi phải xem xét hệ thống chính trị cấp xã trong bối cảnh nông thôn nưốc ta hiện nay cho dù đã có những tiến bộ trong hơn một thập niên Đổi mối song về cơ bản vẫn còn nghèo và lạc hậu đời sống kinh tế và dân trí vẫn còn thấp. Từ cách tiếp cận xã hội học hệ thống chính trị cấp xã ngoài việc hoàn thành những chức năng nhiệm vụ được ghi trong các văn bản pháp lý phải xử lý và điều hòa lợi ích của các nhóm dân cư địa phương rất khác nhau trong đó có các nhóm yếu thế và các nhóm có lợi thế và nhiều nhóm lợi ích khác trong khuôn khổ pháp luật. Việc hệ thống chính trị cơ sở có ổn định vững chắc hay không có hoàn thành các chức năng nhiệm vụ hay không và hoàn thành ở mức độ như thế nào sẽ phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố như trình độ phát triển kinh tế

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.