TAILIEUCHUNG - Chuông gió - biểu tượng mùa hè của người Nhật

Chuông gió (Furin) từng được coi là cách “làm mát” tinh thần khỏi cái oi bức của mùa hè khi mà quạt điện và máy điều hòa không khí chưa phổ biến. Người Nhật Bản thường treo những chiếc chuông trước hiên nhà, bên cửa sổ và trên những cành cây trong lối đi vào nhà. Lâu dần, âm thanh trong trẻo của chuông gió trở thành biểu tượng không thể thiếu của mùa hè, không chỉ báo hiệu sự lướt qua nhẹ nhàng của những làn gió mát, mà còn mang thông điệp của thế giới tự nhiên bên ngoài. | Chuông gió - biểu tượng mùa hè của người Nhật Chuông gió Furin từng được coi là cách làm mát tinh thần khỏi cái oi bức của mùa hè khi mà quạt điện và máy điều hòa không khí chưa phổ biến. Người Nhật Bản thường treo những chiếc chuông trước hiên nhà bên cửa sổ và trên những cành cây trong lối đi vào nhà. Lâu dần âm thanh trong trẻo của chuông gió trở thành biểu tượng không thể thiếu của mùa hè không chỉ báo hiệu sự lướt qua nhẹ nhàng của những làn gió mát mà còn mang thông điệp của thế giới tự nhiên bên ngoài đến với mọi nhà. Có nguồn gốc từ Ân Độ cùng với đạo Phật những chiếc chuông gió được du nhập vào Nhật Bản khoảng thế kỷ XII. Chúng mang đặc điểm rất riêng và là một sản phẩm văn hóa truyền thống của người dân xứ sở Phù Tang. Điểm khiến những chiếc chuông gió khác biệt là chúng không chỉ được làm bằng kim loại gốm sứ. mà còn được làm bằng thủy tinh trong suốt. Chuông gió thủy tinh được chế tác thủ công lần đầu tiên vào cuối thời kỳ Edo 1603-1867 khi kỹ thuật làm thủy tinh được truyền bá từ Nagasaki đến thành phố Edo Tokyo ngày nay . Sau khi ra đời không lâu những chiếc chuông thủy tinh có mặt ở mọi ngõ ngách thành phố ca lên những âm thanh trong trẻo rất đỗi quen thuộc đối với người dân nơi đây cho đến tận ngày nay và từ đó chuông gió được gắn với cái tên Edo. Thời kỳ hoàng kim của chuông gió Edo là vào thời đại Meiji 1868-1912 khi nó xuất hiện trên toàn đất nước mặt trời gió thủy tinh Nhật Bản thường có hình tròn như những trái lựu to được trang trí với nhiều mắc sắc khác nhau như đỏ xanh lục vàng xanh lam trắng. Mỗi màu sắc đều mang một ý nghĩa riêng theo chủ ý của người chế tác hoặc người tặng. Chẳng hạn như màu đỏ tượng trưng cho mặt trời sáng soi xua đuổi tà ma. Màu xanh lam tượng trưng cho trời và biển hai môi trường mà con người trên thế giới không thể thiếu. Màu xanh lục đại diện cho cây cối mang lại không khí trong lành và có nghĩa là sức khỏe không bị ốm đau. Còn màu vàng là hình ảnh của mùa thu Nhật Bản với những cánh đồng lúa chín trĩu hạt

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.