TAILIEUCHUNG - Bài giảng Đau bụng trẻ em

Sau khi hoàn thành Bài giảng Đau bụng trẻ em, học viên có thể nêu định nghĩa và cơ chế bệnh sinh của đau bụng; trình bày đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đau bụng trong một số trường hợp như nhiễm giun, ngộ độc thức ăn, viêm dạ dày - tá tràng, tắc ruột, lồng ruột, giun chui ống mật; nêu nguyên nhân của đau bụng theo lứa tuổi; nêu xử trí đau bụng theo triệu chứng và nguyên nhân. | ĐAU BỤNG TRE EM Mục tiêu 1. Nêu định nghĩa và cơ chế bệnh sinh của đau bụng 2. Trình bày đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của đau bụng trong một số trường hợp như nhiễm giun ngộ độc thức ăn viêm dạ dày-tá tràng tắc ruột lồng ruột giun chui ống mật. 3. Nêu nguyên nhân của đau bụng theo lứa tuổi 4. Nêu xử trí đau bụng theo triệu chứng và nguyên nhân Nội dung 1. Định nghĩa đau bụng cấp đau bụng tái diễn hay đau bụng kéo dài. Đau bụng là một triệu chứng chủ quan của bệnh nhân do xung động bệnh lý ở phủ tạng truyền vào thần kinh trung ương. Đây là một triệu chứng thường gặp ở trẻ em trên 5 tuổi nhất là lứa tuổi từ 8 - 10 . - Đau bụng cấp là trường hợp đau ở vùng bụng mới xảy ra có ảnh hưởng đến hoạt động của trẻ - Đau bụng mạn tính hay đau bụng kéo dài hoặc tái diễn là những trường hợp đau bụng xảy ra từ ba đến nhiều đợt hàng tháng ít nhất trên 3 tháng. Khoảng 10 - 15 trẻ em từ 5 - 15 tuổi đã từng bị đau bụng mạn tính 2. Cơ chế bệnh sinh của đau bụng Đau ở các tạng ổ bụng có thể do - Căng dãn thành tạng rỗng hay thanh mạc bọc các tạng đặc bình thường các phủ tạng trong bụng không có cảm giác đối với nhiều xung đột động. Nhưng dây thần kinh của phủ tạng nhạy cảm nhất với sự căng của thành ruột do phúc mạc bị kéo trường hợp ung thư hay một tạng rỗng bị căng đau bụng do sỏi mật hay do ruột bị co bóp mạnh tắc ruột . Những đầu dây thần kinh cảm giác đau của các tạng rỗng như ruột bàng quang thấy ở lớp cơ của thành những phủ tạng này. Ở những phủ tạng đặc như gan thận dây thần kinh cảm giác đau ở các bao và khi bao này bị căng ra vì tạng đó sưng lên bệnh nhân bị đau bụng. Mạc treo ruột lá thành của phúc mạc và phần bao bọc mặt sau bụng nhạy cảm với cảm giác đau mạc nối lớn không có cảm giác đau. Đối với lách lách chỉ đau khi bị căng nhanh. - Do viêm nhiễm Viêm do vi khuẩn hay do hoá chất có thể gây đau bụng. Tổ chức tế bào bị viêm và cương tụ gây kích thích như đầu dây thần kinh và hạ thấp ngưỡng đau của phủ tạng đối với các xung động khác. Các nhà nghiên cứu cho là viêm gây

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.