TAILIEUCHUNG - Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh cho nhím

Bình thường nhím trưởng thành ăn 2kg thức ăn/con/ngày, nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn, nhất là thức ăn tinh giàu đạm, khoáng, sinh tố. Nhím sinh trưởng trung bình 1kg/tháng. Nhím trưởng thành khi 8 – 10 tháng, đạt trọng lượng 8- 10kg thì bắt đầu sinh sản. Khi nhím được 7 – 8 tháng tuổi, ta thả nhím đực vào cùng nhím cái để ghép đôi giao phối. | Kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng và phòng bệnh cho nhím Bình thường nhím trưởng thành ăn 2kg thức ăn con ngày nhưng khi nhím đẻ cần bổ sung thêm thức ăn nhất là thức ăn tinh giàu đạm khoáng sinh tố. Nhím sinh trưởng trung bình Ikg tháng. Nhím trưởng thành khi 8 - 10 tháng đạt trọng lượng 8- 10kg thì bắt đầu sinh sản. Khi nhím được 7 - 8 tháng tuổi ta thả nhím đực vào cùng nhím cái để ghép đôi giao phối. Chu kỳ động dục của nhím 25 - 30 ngày thời gian động dục của nhím cái 1 -2 ngày và cho nhím đực phối giống suốt cả ngày lẫn đêm. Thời gian mang thai 90 - 95 ngày thì đẻ có khi hơn mỗi lứa đẻ 1 - 3 con ít khi đẻ 4 con thường là 2 con trọng lượng sơ sinh bình quân 100gr con. Nhím thường đẻ vào ban đêm nhím con mới đẻ ra kêu lít chít như chuột. Nhím mẹ không chỉ cho con mình đẻ ra bú mà còn có thể cho cả những con khác bú. Nhím mẹ sau khi đẻ 3 ngày là có thể động đực và phối giống cho chu kỳ sinh sản tiếp theo. Để đảm bảo an toàn cho nhím con thì sau khi phối giống nên tách nhím bố ra khỏi đàn con đề phòng nhím bố cắn chết con. Nhím con mới đẻ trong vòng 1 -2 tháng đầu lông còn mềm và rất hiền ta có thể bắt lên xem để phân biệt đực cái đánh dấu theo dõi về sau. Nhím con theo mẹ tăng trọng nhanh bình quân Ikg con tháng sau 1 tháng nhím con biết ăn sau hơn 2 tháng có thể cai sữa trọng lượng bình quân 3kg con. Nhím con sau cai sữa nếu chăm sóc nuôi dưỡng tốt có thể tăng trọng bình quân 1kg con tháng. Nếu trong đàn có nhím đực sắp trưởng thành 5 - 6 tháng thì phải tách đàn nuôi riêng nhím đực trưởng thành mà không tách đàn nuôi riêng thì nhím bố sẽ tấn công cho đến chết mới thôi đó là qui luật tự nhiên để bảo tồn nòi giống . Nhím là động vật hoang dã mới được thuần hóa sức đề kháng rất mạnh nên ít dịch bệnh. Tuy nhiên nhím vẫn bị một số bệnh thường gặp như bệnh đường ruột bệnh ngoài da. - Bệnh ký sinh trùng ngoài da do ve mò cắn gây nên ghẻ lở ta có thể dùng thuốc bôi hoặc nhím tự liếm cũng có thể khỏi. Để phòng bệnh ký sinh trùng ngoài da ta nên vệ sinh sát trùng chuồng và .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.