TAILIEUCHUNG - Nói thêm về “Đôi mắt” của Nam Cao

Không thuộc vào hàng những kiệt tác của Nam Cao, nhưng Đôi mắt vẫn là sáng tác xuất sắc của ông sau cách mạng. Và so với "mặt bằng" truyện ngắn đương thời, thì nó vẫn cứ là một cái đỉnh. Có lẽ vì thế mà kể từ độ vừa ra đời cho đến nay, bước sang thế kỷ mới rồi, nó vẫn cứ làm nóng dư luận. Mà xem ra, mọi tranh cãi vẫn là từ cái anh chàng văn sĩ Hoàng ấy. Tôi không nhằm nói tới cái việc đồng nhất anh ta với nguyên mẫu. Đấy. | Nói thêm vê Đôi măt của Nam Cao 1. Không thuộc vào hàng những kiệt tác của Nam Cao nhưng Đôi mắt vẫn là sáng tác xuất sắc của ông sau cách mạng. Và so với mặt bằng truyện ngắn đương thời thì nó vẫn cứ là một cái đỉnh. Có lẽ vì thế mà kể từ độ vừa ra đời cho đến nay bước sang thế kỷ mới rồi nó vẫn cứ làm nóng dư luận. Mà xem ra mọi tranh cãi vẫn là từ cái anh chàng văn sĩ Hoàng ấy. Tôi không nhằm nói tới cái việc đồng nhất anh ta với nguyên mẫu. Đấy là một sai lầm lịch sử khiến Hoàng nghiễm nhiên thành cái bóng đè lên thanh danh nhà văn Vũ Bằng mà phải đến cuối thế kỷ trước mới hóa giải được1. Điều tôi muốn đề cập ở đây là cách hiểu khác nhau về thực chất của Hoàng và ý đồ nghệ thuật của Nam Cao. Nhìn lướt thì ý kiến chia làm hai thời kỳ. Trước đổi mới xem chừng khá thống nhất. Người ta vẫn thấy Hoàng thuần là phản diện và thái độ của Nam Cao với nhân vật này là phê phán lên án. Tuy rằng chưa phải việc hiểu đã tới độ cần thiết. Nhưng kể từ đổi mới trở đi bắt đầu thấy nảy ra loại ý kiến cho rằng người đọc đã quá khắt khe với Hoàng thái độ Nam Cao không gay gắt đến thế. Và thậm chí có vẻ như Nam Cao còn khắc họa Hoàng như một trí thức tỉnh táo đã thấy trước những hạn chế của người nông dân đi làm cách mạng vào giữa lúc quần chúng đang lên ngôi nên đã coi Hoàng như một thứ tiên tri đi trước thời đại. Xem ra xung quanh truyện Đôi mắt của Nam Cao tồn tại cả vấn đề đôi mắt của bản thân người đọc nữa thì phải Chả biết cái ý kiến cấp tiến nhân luồng gió đổi mới này có tiến được cấp nào không mà thấy bất chấp cả những nguyên tắc tối thiểu của việc tiếp nhận nghệ thuật. Trước hết là nguyên tắc lịch sử. Đó là gán cái nhìn của ngày hôm nay cho một tác phẩm quá khứ. Bấy giờ cuộc cách mạng tháng Tám đã tạo ra một sự đổi thay ghê gớm. Nhiệt tình bỏng cháy và niềm tin đơn giản thường khiến người ta nhảy từ cực đoan này sang cực đoan khác. Trí thức bấy giờ đều muốn đoạn tuyệt hoàn toàn với con người cũ của mình đều kiên quyết lột xác . Thấy mình có lỗi với quần chúng lạc lõng trước

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.