TAILIEUCHUNG - Nghị luận văn học: Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực
"Tuyên ngôn độc lập” (1945) của Chủ tịch Hồ Chí Minh vừa khẳng định nền độc lập của dân tộc, vừa phủ định lí lẽ bịp bợm của bọn thực dân cướp nước trước dư luận thế giới. bài văn nghị luận "Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu mực" để cùng tìm hiểu thêm về áng văn này. | Tuy nhiên để làm nên một áng văn chính luận mẫu mực thì chỉ có lập luận và dẫn chứng thôi là chưa đủ. Trong bản tuyên ngôn, để vạch trần tội ác dã man, tàn bạo của bọn thực dân , HCM còn sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh kết hợp với giọng điệu câu văn thay đổi để thể hiện những cung bậc cảm xúc khác nhau. Điều đó góp phần tạo sức thuyết phục cho người đọc thông qua những cảm xúc giản dị nhất, chân thật nhất của Người. Điều ấy làm cho lời kết tội thêm xúc động thấm thía, nghẹn ngào : “Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu”, “Chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy”, Dường như cảm xúc tới đây đã nghẹn lại trong câu văn ngắn, một đoạn văn ngắn. HCM còn sử dụng những từ đồng nghĩa đi sóng đôi với nhau để khắc sâu hình ảnh đất nước ta sau hơn 80 năm bị thực dân Pháp dày xéo : “Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến tận xương tủy, khiến cho dân ta nghèo nàn, thiếu thốn, nước ta xơ xác, tiêu điều”. Việc sử dụng từ ngữ giàu hình ảnh cảm xúc cùng cấu trúc ngữ pháp điệp liên tiếp trong 14 câu văn đã góp phần cho lời kể tội ác thực dân của HCM càng hùng hồn, đanh thép hơn nữa. Những chính sách ấy thực chất đã vi phạm quyền con người. Tuyên ngôn độc lập còn là áng văn chính luận xúc động lòng người được bộc lộ từ tấm lòng yêu nước nồng nàn ở HCM. Tấm lòng ấy đã truyền vào từng lời văn khi tha thiết tự hào, khi hùng hồn đanh thép gây xúc động mạnh mẽ đối với người đọc. Trong đoạn văn kể tội bọn thực dân Pháp giọng văn của HCM chia ra làm hai gam giọng rõ ràng trong từng vế câu văn. Vế câu kể tội ác của giặc thì giọng văn sôi trào, đanh thép, phẫn nộ căm thù, vế câu nêu hậu quả của người dân Việt Nam phải gánh chịu thì nghẹn ngào, trầm lắng, xót xa, u uất. Những đoạn văn dài ngắn xô đẩy xen kẽ nhau như nhịp cảm xúc lên xuống thổn thức theo đau thương và dồn nén căm hờn, khi lại sôi trò đanh thép. Đoạn văn gợi ta nhớ đến bản chép tội giặc Minh của Nguyễn Trãi xưa : “Độc ác thay trúc Lam Sơn không ghi hết tội/ Dơ bẩn thay nước Đông Hải không rửa hết mùi”. Ta cũng có thể nói như thế với thực dân Pháp. Vì đây không phải lần đầu tiên HCM kết tội thực dân Pháp. Có lẽ đây chỉ là những dòng văn cuối cùng của một “Bản án chế đọ thực dân Pháp” mà HCM đã lập hồ sơ từ những năm 20. HCM không luận tội mà kết tội trực tiếp, tuyên án thực dân Pháp trước dư luận thế giới. Có cảm giác HCM như một vị quan tòa đang cất cao lời buộc tội chủ nghĩa thực dân, còn bọn thực dân Pháp hiện ra như bị cáo bị vạch tội trước công luận thế giới.
đang nạp các trang xem trước