TAILIEUCHUNG - Giáo án: Thu thập số liệu thống kê, tần số - Toán 7 - GV.Trương Thế Hải
Giáo án được biên soạn chi tiết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình học tập , giảng dạy, củng cố kiến thức về thống kê, tần số cho các bạn học sinh, phát triển khả năng giải toán. | GIÁO ÁN ĐẠI SỐ 7 CHƯƠNG III: THỐNG KÊ Tiết 41: THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ I/ MỤC TIÊU: - Nắm được khái niệm ban đầu về khoa học thống kê, ứng dụng của thống kê trong đời sống xã hội. Hiểu được thế nào là thu thập số liệu, biết lập bảng số liệu thống kê ban đầu. - Hiểu được thế nào là dấu hiệu, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu, tần số cùng ký hiệu tương ứng. - Cẩn thận, chính xác, nghiêm túc trong học tập. II/ CHUẨN BỊ: - GV: Bảng số liệu thống kê: bảng 1, bảng 2, bảng 3. - HS: SGK, dụng cụ học tập. III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC: 1/ Ổn định tổ chức: 2/ Bài mới: HĐ CỦA GV HĐ CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lượt về khoa học thống kê. Gv giới thiệu về khoa học thống kê và ứng dụng của nó trong đời sống xã hội. Hoạt động 2 Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu: - Treo bảng 1 lên bảng. Khi điều tra về số cây trồng của mỗi lớp, người ta lập bảng 1. - Việc lập bảng 1 gọi là thu thấp số liệu, và bảng 1 gọi là bảng số liệu ban đầu. Làm bài tập?1. Gv treo bảng 2 lên bảng. Hoạt động 3: Dấu hiệu: - Giới thiệu thế nào là dấu hiệu Dấu hiệu thường được ký hiệu bởi các chữ cái in hoa như X, Y, Z. Dầu hiệu ở bảng 1 là gì? Dấu hiệu ở bảng 2 là gì? - Giới thiệu thế nào là đơn vị điều tra. Mỗi lớp trong bảng 1 là một đơn vị điều tra. Mỗi địa phương trong bảng 2 là một đơn vị điều tra. Số các đơn vị điều tra được ký hiệu là N. -Giới thiệu giá trị của dấu hiệu Tìm giá trị của dấu hiệu mang số thứ tự là 12 trong bảng 1? -Giới thiệu dãy giá trị của dấu hiệu. Hoạt động 4: Tần số của mỗi giá trị: Gv giới thiệu khái niệm tần số. Ký hiệu tần số. Trong bảng 1, giá trị 30 được lập lại 8 lần, như vậy tần số của giá trị 30 là 8. Tìm tần số của giá trị 50 trong bảng 1? Gv giới thiệu phần chú ý. 4/ Củng cố: Làm bài tập 2/ 7. Hs lập bảng điều tra số con trong mỗi gia đình trong tổ dân phố của mình đang sinh sống. Dấu hiệu ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp. Dấu hiệu ở bảng 2 là số dân ở các địa phương trong cả nước. Trong bảng 1, giá trị của dấu hiệu ứng với số thứ tự 12 là 50. Tần số của giá trị 50 trong bảng 1 là 3. I/ Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu: Khi điều tra về một vấn đề nào đó người ta thường lập thành một bảng (như bảng 1n) và việc làm như vậy được gọi là thu thập số liệu, và bảng đó gọi là bảng số liệu điều tra ban đầu. VD: xem bảng 1, bảng 2 trong SGK. II/ Dấu hiệu: 1/ Dấu hiệu, đơn vị điều tra: a/ Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu. KH: X, Y VD: Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp b/ Mỗi lớp, mỗi người. được điều tra gọi là một đơn vị điều tra. Tổng số các đơn vị điều tra được ký hiệu là N. VD: ở bảng 1 có 20 đơn vị điều tra, vậy N = 20. 2/ Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu: ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệuệ, số liệu đó gọi là một giá trị của dấu hiệu. Giá trị của dấu hiệu ký hiệu là x. VD: Trong bảng 1, ứng với lớp 6D là giá trị 30. Các giá trị ở cột thứ ba của bảng 1 gọi là dãy giá trị của dấu hiệu. III/ Tần số của mỗi giá trị: Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó. Tần số của một giá trị được ký hiệu là VD: Tần số của giá trị 30 trong bảng 1 là 8. Bảng tóm tắt: SGK - trang 6. Chú ý: Không phải mọi dấu hiệu đều có giá trị là số mà tuỳ thuộc vào dấu hiệu điều tra là gì. IV. HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: - Học thuộc bài và làm bài tập 1 (điều tra về điểm bài thi học kỳ I - Lập bảng số liệu ban đầu về chiều cao của các bạn trong lớp 7A.
đang nạp các trang xem trước