TAILIEUCHUNG - Bài giảng Chấn thương niệu đạo

Bài giảng Chấn thương niệu đạo được biên soạn nhằm mục tiêu giúp cho các bạn nắm được nguyên nhân và tổn thương trong chấn thương niệu đạo; cách khám xác định các triệu chứng lâm sàng của chấn thương niệu đạo; cách xử trí và theo dõi bệnh nhân chấn thương thận niệu đạo. | CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO NỘI DUNG 1. Đại cương. 2. Chấn thương niệu đạo trước. 3. Chấn thương niệu đạo sau. MỤC TIÊU 1. Nắm được nguyên nhân và tổn thương trong chấn thương niệu đạo. 2. Biết cách khám xác định các triệu chứng lâm sàng của chấn thương niệu đạo. 3. Biết cách xử trí và theo dõi BN chấn thương thận niệu đạo. 1. ĐẠI CƯƠNG Chấn thương niệu đạo là một cấp cứu ngoại khoa, phải được xử trí kịp thời để tránh tai biến trước mắt (bí đái, viêm tấy nước tiểu tầng sinh môn) và các di chứng về sau (viêm niệu đạo, hẹp niệu đạo.). Niệu đạo nam dài 16-18 cm, vừa là đường tiểu vừa là đường xuất tinh. Về giải phẫu, NĐ nam gồm 3 đoạn: NĐ tiền liệt, NĐ màng, NĐ xốp. NĐ tiền liệt và NĐ màng được gọi là NĐ sau, NĐ xốp được gọi là NĐ trước. NĐ trước gồm 2 phần: phần di động (NĐ dương vật) và phần cố định (NĐ tầng sinh môn). Niệu đạo nam: Niệu đạo nữ: NĐ nữ đi từ lỗ NĐ trong ở cổ bàng quang tới lỗ NĐ ngoài ở âm hộ, dài khoảng 3-4 cm, chỉ có chức năng dẫn nước tiểu. NĐ nữ tương ứng với 2 đoạn NĐ tiền liệt và NĐ màng ở nam, do đó chấn thương NĐ ở nữ giống như chấn thương NĐ sau ở nam. . Nguyên nhân và tổn thương giải phẫu bệnh 2. CHẤN THƯƠNG NIỆU ĐẠO TRƯỚC Nguyên nhân chấn thương: Phần di động của NĐ trước ít khi bị tổn thương, nếu tổn thương thì nguyên nhân có thể là dương vật bị bẻ gãy, dao cắt, súc vật cắn hoặc đạn bắn. Phần cố định của NĐ trước thường bị tổn thương do tai nạn ngã ngồi xoạc hai chân trên vật cứng, tầng sinh môn bị ép giữa xương mu (dưới trọng lượng cơ thể) và vật cứng làm giập hoặc đứt NĐ; ngày nay NĐ trước còn có thể bị tổn thương do tai biến nội soi. Tổn thương giải phẫu bệnh: NĐ có thể bị giập gây máu tụ quanh NĐ; có thể bị đứt một phần hay toàn bộ gây máu tụ lớn lan tỏa xuống bìu và tầng sinh môn. Triệu chứng cơ năng: . Lâm sàng Đau nhói ở tầng sinh môn, đôi khi đau mạnh làm BN ngất hoặc không ngồi dậy được, không đi lại được. Bí đái do tổn thương NĐ và do phản xạ làm các cơ thắt cổ bàng quang co thắt. Triệu chứng thực thể: Chảy .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.