TAILIEUCHUNG - Có nên ngưng cho bú mẹ khi bé bị bệnh không?

Khi bé bị bệnh, các bà mẹ thường không cho bú với các lý do như "bé bệnh không muốn ăn", "khi bé bệnh dễ bị ói", "sợ bé bị tiêu chảy thêm", "không nên cho bú vì khó tiêu". Nhưng sau khi ngưng sữa, bé sẽ không chịu bú mẹ trở lại và dẫn đến suy dinh dưỡng. Vì vậy, khi bé bệnh thì bà mẹ nên | Có nên ngưng cho bú mẹ khi bé bị bệnh không Khi bé bị bệnh các bà mẹ thường không cho bú với các lý do như bé bệnh không muốn ăn khi bé bệnh dễ bị ói sợ bé bị tiêu chảy thêm không nên cho bú vì khó tiêu . Nhưng sau khi ngưng sữa bé sẽ không chịu bú mẹ trở lại và dẫn đến suy dinh dưỡng. Vì vậy khi bé bệnh thì bà mẹ nên Cố gắng cho bú được bao nhiêu hay bấy nhiêu và điều này rất quan trọng. Bé cần thức ăn để phục hồi bệnh tật. Bé được bú thì sẽ mau hết bệnh hơn. Sữa mẹ là thức ăn dễ tiêu hoá nhất đối với bé. Sữa mẹ có thể giúp bé bớt tiêu chảy. Một trẻ bệnh cần được cho bú mẹ càng nhiều càng tốt. Cho bé dưới 6 tháng tuổi bị bệnh bú như thế nào Bé cần bú mẹ tiếp tục bú càng nhiều càng tốt. Bé tiêu chảy cần được bù nước và điện giải với dung dịch ORS cho uống bằng muỗng qua đường miệng . Tiếp tục cho bú mẹ sau khi bình phục. Nếu lúc đầu bé từ chối mẹ phải tập lại cho bé và giữ nguồn sữa liên tục. Nếu bé không thể bú cần vắt sữa cho uống bằng muỗng. Cho trẻ trên 6 tháng tuổi bị bệnh ăn như thế nào Tiếp tục cho bú mẹ. Nếu trẻ tiêu chảy cho uống dung dịch ORS cùng với sữa mẹ. Trong vài ngày đầu chỉ nên cho trẻ ăn những thức ăn nhẹ dễ tiêu chia thành nhiều bữa 5 đến 6 bữa một ngày . Ngay khi vừa bình phục cần cho trẻ ăn tăng dần từ ít đến nhiều và thường xuyên hơn. Trẻ cần thức ăn giàu năng lượng giàu đạm để phát triển lại bình thường. Theo dõi trẻ sau khi bệnh Điều này rất quan trọng cho sức khoẻ của trẻ. Người mẹ ngoài việc tiếp tục cho bú mẹ và cung cấp thêm một số thức ăn cần thiết cho trẻ còn phải cân trẻ thường xuyên mỗi tuần hoặc mỗi tháng và ghi vào biểu đồ tăng trưởng. Nếu dinh dưỡng đúng trẻ sẽ lấy lại số cân đã mất khi bệnh và tiếp tục phát triển không bị suy dinh dưỡng. Khi bé ngậm vú mẹ chưa tốt cũng như khi mẹ dứt bé ra khỏi vú quá nhanh trong khi đang ngậm chặt vú đều có thể làm tổn thương da vú gây nứt núm vú. Nếu không điều trị sớm sẽ dẫn đến viêm vú hay áp xe vú. Viêm vú càng dễ xảy ra nếu trẻ ngưng bú và sữa không thoát ra. Vì vậy bà mẹ nên Sửa lại tư .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.