TAILIEUCHUNG - Bảng đơn vị đo thời gian : Giáo án điện tử môn toán lớp 5
Mục tiêu bài học, giáo viên giúp HS: Ôn tập các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng. Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, | Bài 122 : BẢNG ĐƠN VỊ ĐO THỜI GIAN Tiết 122 : Tuần : 25 Ngày dạy : I . MỤC TIÊU Giúp HS: Ôn tập các đơn vị đo thời gian đã học và mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian thông dụng: Quan hệ giữa thế kỉ và năm, năm và tháng, năm và ngày, số ngày trong các tháng, ngày và giờ, giờ và phút, phút và giây. II . ĐỒ DÙNG DẠY – HỌC Bảng đo đơn vị thời gian phóng to. III. MỘT SỐ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC CHỦ YẾU 1. KIỂM TRA BÀI CŨ 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH . Ôn tập các đơn vị đo thời gian a/ Các đơn vị đo thời gian. + GV cho HS nhắc lại những đơn vị đo thời gian đã học. + GV cho HS nêu mối quan hệ giữa một số đơn vị đo thời gian. - Ngày và giờ: 1 ngày = 24 giờ - Giời và phút: 1 giờ = 60 phút - Phút và giây: 1 phút = 60 giây - Tuần và ngày: 1 tuần = 7 ngày - Năm và tháng: 1 năm = 12 tháng - Thế kỉ và năm: 1 thế kỉ = 100 năm. + GV phát vấn. + HS nhớ lại tên các tháng và số ngày của từng tháng. GV có thể giới thiệu cách nhớ số ngày của từng tháng bằng cách dựa vào một hoặc hai nắm tay. Đầu xương nhô lên là chỉ tháng có 31 ngày, và chỗ lõm vào là chỉ tháng có 30 ngày hoặc 28, 29 ngày. - Năm và ngày: 1 năm = 365 ngày. + GV phát vấn. + HS nhớ lại kiến thức cũ và giải thích: Năm không thuận có 365 ngày, năm nhuận có 366 ngày. Cứ 3 năm liền không nhuận lại đến 1 năm nhuận. GV lấy ví dụ để HS dể dàng tìm được năm nào nhuận, chẳng hạn: năm 2000 là năm nhuận thì năm 2004 là năm nhuận. HS tìm ra các năm nhậun tiếp theo. GV cho HS nhận xét đặc điểm của năm nhuận và đi đến kết luận: số chỉ năm nhuận chia hết cho 4. + GV treo bảng đơn vị đo thời gian như sau lên bảng. + HS hoàn thành. 1 thế kỉ = năm 1 tuần lễ = ngày 1 năm = tháng 1 ngày = giờ 1 năm = ngày 1 giờ = phút 1 năm nhuận = ngày 1 phút = giây Cứ năm lại có 1 năm nhuận b/ Ví dụ về đổi đơn vị đo thời gian + GV nêu vấn đề (như các ví dụ trong SGK). + GV hướng dẫn. + HS làm mẫu một trường hợp. + Gọi 3 HS lên bảng trực tiếp thực hiện tiếp 3 trường hợp còn lại. + HS khác nhận xét + GV kết luận. . Thực hành Bài 1: + Ôn tập về thế kỉ, nhắc lại các sự kiện lịch sử. + HS làm việc nhóm đôi: một HS đọc tên và năm công bố phát minh, một HS cho biết phát minh đó công bố vào thế kỉ nào. + GV gọi đại diện một số nhóm báo cáo kết quả. + Các nhóm khác nhận xét. + GV kết luận. Bài 2: + HS làm bài và chữa miệng. + Khi chữa, GV nên cho HS nêu rõ cách tính. - Lưu ý: với HS ở các trường hợp: 3 năm rưỡi = 3,5 năm = 12 tháng 3,5 = 42 tháng. 3 ngày rưỡi = 3,5 ngày = 24 giơ 3,5 = 84 giờ. Bài 3: + HS làm từng phần vào bảng con. + Khi chữa, GV nên cho HS giải thích về kết quả tìm được. + Tùy đối tượng HS có thể: - GV có thể giới thiệu thêm cho HS: + Câu chuyện vui về nguyên nhân vì sao tháng 7 và tháng 8 đều có 31 ngày: Theo truyền thuyết thời cổ La Mã, người La Mã đã chia 1 năm thành 12 tháng, các tháng mang tên khác nhau. Đến một thời vua trị vì ten là July, ông ta lấy tên của mình để đặt tên cho tháng 7, ông ta quy định tháng này phải có 31 ngày. Sang triều đại vua khác (August) cũng lấy tên mình đặt cho tháng tiếp theo (tháng 8) và ông ta cũng đòi tháng này phải có 31 ngày để không kém vị vua trước. Vì thế cả hai tháng 7 và tháng 8 đều có 31 ngày. + Về một phát minh, ví dụ: - Xe đạp khi mới vừa phát minh có bánh bằng gỗ, bàn đạp gắn với bánh trước và bánh trước to hơn. - Vệ tinh nhân tạo đầu tiên do người Nga phóng lên vũ trụ. 3. CỦNG CỐÙ DẶN DÒ IV. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY: Toán 5 – chương 4
đang nạp các trang xem trước