TAILIEUCHUNG - Bài giảng Kinh tế học vi mô I: Chương 3 - ThS. Phan Thế Công

Bài giảng Kinh tế học vi mô I - Chương 3: Lí thuyết về hành vi của người tiêu dùng giới thiệu về sở thích của người tiêu dùng, giới hạn ngân sách, sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu. Đây là tài liệu học tập và tham khảo dành cho sinh viên và giảng viên ngành Kinh tế. | CHƯƠNG 3 LÝ THUYẾT VỀ HÀNH VI CỦA NGƯỜI TIÊU DÙNG BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI CHỦ BIÊN: THS. PHAN THẾ CÔNG THAM GIA: TẬP THỂ GIẢNG VIÊN BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ NỘI DUNG CỦA CHƯƠNG 3 Sở thích của người tiêu dùng Giới hạn ngân sách Sự lựa chọn tiêu dùng tối ưu Chương 3 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Sở thích của người tiêu dùng Một số giả định cơ bản: Sở thích của người tiêu dùng có tính chất hoàn chỉnh. Sở thích của người tiêu dùng có tính chất bắc cầu. Người tiêu dùng thích nhiều hơn là thích ít. Tính chất lồi Chương 3 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Sở thích của người tiêu dùng có tính chất hoàn chỉnh Người tiêu dùng có khả năng sắp xếp theo thứ tự về sự ưa thích các giỏ hàng hóa từ thấp đến cao và ngược lại. Tồn tại 3 khả năng sắp xếp cho bất kỳ các cặp giỏ hàng hóa A và B nào đó. Chương 3 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Sở thích của người tiêu dùng có tính chất bắc cầu. * “A được ưa thích hơn B” và “B được ưa thích hơn C” ngụ ý rằng “A được ưa thích hơn C”, * “Giỏ A và B hấp dẫn như nhau” và “Giỏ B và C cũng hấp dẫn giống nhau” ngụ ý rằng “Giỏ A và C có lợi ích bằng nhau” Chương 3 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Người tiêu dùng thích nhiều hơn là thích ít Khi các nhân tố khác không đổi thì người tiêu dùng thường thích nhiều hơn là thích ít trong việc lựa chọn các giỏ hàng hóa. Giống các giả định khác, giả định này có thể có nhiều tranh luận khác nhau nhưng không thể thiếu. Chương 3 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Giả định về tính chất lồi Các giỏ hàng hóa hỗn hợp thường được ưa thích hơn là các giỏ cực điểm (góc). Ví dụ: Người tiêu dùng đang bàng quan giữa hai giỏ hàng hóa (A,B) = (0,4) và (A,B) = (4,0), khi đó giỏ hàng hóa (2,2) bao gồm 50% của mỗi loại hàng hóa sẽ được ưa thích hơn hai giỏ hàng hóa trên. Chương 3 BỘ MÔN KINH TẾ HỌC VI MÔ - ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI Miêu tả các giỏ hàng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.