TAILIEUCHUNG - Hóa 12: Ăn mòn điện hóa và điều chế kim loại (Tài liệu bài giảng) - GV. Phùng Bá Dương

"Hóa 12: Ăn mòn điện hóa và điều chế kim loại (Tài liệu bài giảng) - GV. Phùng Bá Dương" tóm lược nội dung cần thiết giúp các bạn kiểm tra củng cố kiến thức về điều chế kim loại. ôn luyện hiệu quả. | Khóa học Học thêm Hóa 12 -Thầy Dương Ẩn mòn điện hóa và điều chế kìm loại ĂN MÒN ĐIỆN HÓA VÀ ĐIỀU CHẾ KIM LOẠI TÀI LIỆU BÀI GIẢNG Giáo viên PHÙNG BÁ DƯƠNG Đây là tài liệu tóm lược các kiến thức đi kèm với bài giảng Ăn mòn điện hóa và điều chế kim loại thuộc Khóa học Hoc thêm hóa học 12 - Thầy Dương tại website . Để có thể nắm vững kiến thức phần Ăn mòn điện hóa và điều chế kim loại Bạn cần kết hợp xem tài liệu cùng với bài giảng này. A. ĂN MÒN KIM LOẠI I. Khái niệm Sự phá hủy kim loại hoặc hợp kim do tác dụng của các chất trong môi trường xung quanh gọi là sự ăn mòn kim loại. Sự ăn mòn kim loại làm nguyên tử kim loại biến thành ion dương M M ne. II. Phân loại Tùy theo điều kiện và cơ chế của sự ăn mòn kim loại người ta phân thành 2 loại chính là ăn mòn hóa học và ăn mòn điện hóa học ăn mòn điện hóa . 1. Ăn mòn hóa học. Thường xảy ra ở những bộ phân của thiết bị lò đốt hoặc những thiết bị thường xuyên phải tiếp xúc với hơi nước và với khí oxi . Khái niệm ăn mòn hóa học là quá trình oxi hóa - khử trong đó các electron của kim loại được chuyển trực tiếp đến các chất trong môi trường thường là hơi nước hoặc các chất khí . không tạo ra dòng electron chuyển động nên không sinh ra dòng điện. 2. Ăn mòn điện hóa. a. Ví dụ - Một lá kẽm và một lá đồng cùng nhúng vào dung dịch H SO loãng không cho 2 lá kim loại này tiếp xúc nhau. Hiện tượng H thoát ra trên lá kẽm không có khí thoát ra trên lá đồng. Zn 2H Zn2 H 2. - Nối 2 lá kim loại trên bằng 1 dây dẫn ta thấy có 1 pin điện được hình thành. Lá kẽm có mật độ điện tích âm nhiều hơn tính khử lớn hơn nên đóng vai trò là cực âm. Lá đồng có mật độ điện tích âm ít hơn nên đóng vai trò là cực dương. Các electron di chuyển từ nơi có mật độ điện tích âm nhiều hơn sang nơi có mật độ điện tích âm ít hơn từ Zn sang Cu tạo nên dòng điện 1 chiều. H đến cực đồng nhận electron tạo ra electron này di chuyển từ cực kẽm sang . Vậy H thoát ra từ cực đồng lá kẽm bị ăn mòn và có sự tạo thành dòng điện. b. Khái niệm Là quá trình oxi hóa - .

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.