TAILIEUCHUNG - Đề tài: Tìm hiểu tình hình phụ gia trong nước giải khát
Với kết cấu nội dung gồm 3 chương, đề tài "Tìm hiểu tình hình phụ gia trong nước giải khát" giới thiệu đến các bạn những nội dung tổng quan về nước giải khát, nguyên liệu sản xuất nước giải khát, một số quy trình công nghệ sản xuất nước giải khát trên thành phố Hồ Chí Minh, Công ty TNHH sản xuất và thương mại Tân Quang Minh. | DEHP là một hóa chất hữu cơ và là viết tắt của diethylhexyl phtalat. DEHP không tan trong nước chỉ tan trong dầu nên tạo đục trong sản phẩm chứa nước, và được dùng trong thực phẩm thay thế dầu cọ vì là hóa chất công nghiệp rẻ tiền hơn. Ngoài DEHP, nhiều hóa chất khác có cấu trúc tương tự tạo thành nhóm gọi là các “dẫn chất phtalat” như monobutyl phtalat (MBP), dibutyl phtalat (DBP), benzylbutyl phtalat (BZBP), monomethyl phtalat (MMP) Trong ngành dược, một dẫn chất phtalat là diethyl phtalat (DEP) có dùng làm thuốc nhưng chỉ dùng ngoài da trị bệnh ghẻ ngứa (trước đây nước ta dùng rất phổ biến DEP nhưng nay không dùng nữa). Đặc biệt, DEP được dùng làm chất hóa dẻo (plasticizer) trong bao phim bao viên thuốc. Rất may, lượng dùng DEP trong bào chế bao phim có rất ít trong lớp phim bao (lớp phim này thông thường cũng được bao rất mỏng) và mỗi lần ta chỉ uống một vài viên thuốc nên tác hại của DEP nếu có xem như không đáng kể. Các dẫn chất phtalat khác thường được dùng làm chất hóa dẻo cho các bao bì nhựa như chai, can, túi, bao, gói, đầu núm vú, bình sữa, trong đồ chơi trẻ con bằng chất dẻo, nhựa Trong quá trình sử dụng các sản phẩm vừa kể, các dẫn chất phtalat bị tách ra và theo đường tiêu hóa vào trong cơ thể con người. Trẻ con dùng bình sữa, bát nhựa, đồ chơi bằng nhựa có chứa hàm lượng cao các phtalat sẽ có nguy cơ bị nhiễm chất này. Tác hại của các dẫn chất phtalat là làm xáo trộn nội tiết và bé gái bị nhiễm phtalat sẽ dậy thì sớm trước tuổi. Đã có nhiều công trình nghiên cứu về vấn đề này và một số nghiên cứu lại được tiến hành trên chính Đài Loan.
đang nạp các trang xem trước