TAILIEUCHUNG - Tính toán bộ phận tiếp khí để phòng khí thực trên mặt tràn và dốc nước của công trình tháo nước - PGS.TS. Nguyễn Tiến

Tham khảo nội dung bài viết "Tính toán bộ phận tiếp khí để phòng khí thực trên mặt tràn và dốc nước của công trình tháo nước" dưới đây để nắm bắt được cơ chế phá hoại do khí thực trên bề mặt lòng dẫn đập tràn, dốc nước, tác dụng của việc tiếp không khí vào dòng chảy,. | TÍNH TOÁN BỘ PHẬN TIEP KHÍ ĐỂ phòng khí THựC TRÊN MẶT TRÀN VÀ Dốc NƯỚC CỦA CÔNG TRÌNH THÁO NƯỚC PGS. TS. NGUyỄN CHIẾN Trường Đại học Thuỷ Lợi TÓM TĂT Đối với các công trình tháo nước mà dòng chảy có lưu tốc lớn việc tính toán và bố trí các bộ phận để phòng khí thực là rất cẩn thiết. Trong bài trình bày cơ sở lý thuyết và thực nghiệm của việc bố trí bộ phận tiếp khí BPTK để phòng khí thực trên mặt tràn dốc nước đưa ra quy trình tính toán thiết kế các BPTK này. Việc tính toán áp dụng cho tràn Cửa Đạt cho thấy các kết quả khá phù hợp với số liệu thí nghiệm mô hình. Kiến nghị cho áp dụng rộng rãi phương pháp này trong thiết kế các công trình tháo nước. 1. Đặt vấn đề. Trong sự nghiệp phát triển thuỷ lợi thuỷ điện hiện nay chúng ta đang và sẽ xây dựng các hồ chứa lớn với dung tích hàng tỷ mét khối đập cao hàng trăm mét và đường tràn tháo lũ làm việc với lưu lượng xả tới hàng nghìn m3 s. Với các công tình tháo lũ có cột nước cao lưu tốc dòng chảy trong lòng dẫn có thể đạt tới 25-30 m s hoặc cao hơn như ở mặt dốc nước hồ thuỷ điện Sơn La Vmax 35 16 m s mặt dốc nước hồ Cửa Đạt Vmax 35 82 m s. . Khi đó khả năng xâm thực do khí thực trên bề mặt lòng dẫn là rất lớn đòi hỏi trong thiết kế cẩn phải tính toán và áp dụng các biện pháp công trình để đề phòng khí thực đảm bảo an toàn cho công trình. Có thể áp dụng nhiều loại biện pháp khác nhau để đề phòng khí thực trong đó giải pháp tiếp không khí vào dòng chảy đã được áp dụng thành công vào nhiều công trình lớn trên thế giới và bước đẩu được áp dụng ở Việt Nam đường tràn hồ Cửa Đạt 4 . Sau đây sẽ xem xét các vấn đề về nguyên lý làm việc và quy trình tính toán bộ phận tiếp khí để phòng khí thực trên mặt tràn và dốc nước. 2. Cơ chế phá hoại do khí thực trên bề mặt lòng dẫn đập tràn dốc nước. Trên bề mặt lòng dẫn do nhiều nguyên nhân khác nhau có thể tồn tại các gồ ghề cục bộ dưới dạng các bậc lồi bậc thụt mấu lồi đơn dòng chảy với lưu tốc lớn đi qua các vị trí có gồ ghề cục bộ này sẽ có hiện tượng tách dòng tức chủ lưu không

Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.