TAILIEUCHUNG - Tác dụng của phân bón sinh học và vai trò đối kháng của nấm Trichoderma
Trong những năm gần đây, cùng với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp sạch và bền vững thì xu hướng sử dụng các loại phân bón thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học cũng ngày càng phát triển. | Tác dụng của phân bón sinh học và vai trò đối kháng của nấm Trichoderma Trong những năm gần đây, cùng với mục tiêu xây dựng một nền nông nghiệp sạch và bền vững thì xu hướng sử dụng các loại phân bón thuốc trừ sâu có nguồn gốc sinh học cũng ngày càng phát triển. Vậy thế nào là phân bón sinh học ? Khác với phân bón hóa học, phân bón sinh học không quá coi trọng thành phần N-P-K mà chủ yếu tập trung vào Protein và tập đoàn vi khuẩn hữu ích, một số loại phân bón sinh học còn được bổ sung thêm các chất nội tiết (chất điều hòa sinh trưởng giúp điều khiển quá trình phát triển của cây ở từng giai đoạn) và các thành phần phụ gia khác. Tác dụng của phân bón sinh học Khi phân bón sinh học được tưới vào đất thì các tập đoàn vi khuẩn hữu ích đó được sinh sôi nảy nở theo cấp số nhân và chúng sống tập trung chủ yếu ở quanh vùng rễ của cây. Các loài vi sinh vật này được nuôi dưỡng nhờ những hợp phần carbon tiết ra từ rễ xung quanh bề mặt rễ rất có lợi cho tăng trưởng của cây cối bằng nhiều cách một mối quan hệ cộng sinh cùng có lợi rất hoàn hảo. Cây cối nuôi dưỡng vi khuẩn, nấm, tảo và các loại vi sinh vật khác có trong vùng rễ, những loài này lại tiết ra các enzyme, axít hữu cơ, kháng sinh, chất tăng trưởng, hormone và những hợp chất khác, những chất này được rễ hấp thụ và chuyển hoá lên lá. Axít giúp phân giải khoáng chất quan trọng và làm giảm ion sắt và giải phóng ra các ion âm. Phân sinh học sử dụng rất an toàn, dễ dàng và tiết kiệm. Bạn có thể dễ dàng mua các loại phân bón sinh học đang có mặt tại thị trường Việt Nam với giá không quá đắt như: UP5, UP5T, WEGH, Bio-Plant, Pro-Plant, Alaska,. Tất cả chúng đều được sản xuất dựa theo công nghệ của Mỹ và hoàn toàn không độc hại đối với người, rất tốt cho việc trồng rau hữu cơ (rau sạch). Nấm Trichoderma Trichoderma là một loại nấm đất, phát triển tốt trên các loại đất giàu dinh dưỡng hoặc trên tàn dư thực vật và hiện là loại nấm được nuôi cấy thông dụng nhất. Nấm Trichoderma hiện diện với mật độ cao và phát triển mạnh ở vùng rễ của cây, một số giống có khả năng phát triển ngay trên rễ vì vậy có thể được bổ sung vào đất hay hạt giống để xử lý hạt giống, với những giống thích hợp nhất nấm sẽ phát triển trên bề mặt rễ ngay cả khi rễ phát triển dài hơn 1m phía dưới mặt đất, có thể tồn tại và còn hiệu lực cho đến 18 tháng sau khi sử dụng. Hiện nay, nấm Trichoderma ít nhất 33 loài. Cơ chế tác động của nấm Trichoderma Ngoài sự hình thành khuẩn trên rễ, nấm Trichoderma còn tấn công, ký sinh và lấy chất dinh dưỡng từ các loài nấm bệnh khác. Bên cạnh đó, chúng còn có tác động trực tiếp lên sự phát triển của cây trồng do trong hoạt động sống nấm Trichoderma sản sinh ra các men phân hủy Glucose, Xellulose. Các men này sẽ giúp các chất hữu cơ có trong đất được phân hủy nhanh hơn làm tăng chất dinh dưỡng dưới dạng dễ hấp thụ, tạo điều kiện cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt. Ứng dụng của nấm Tricoderma Các kết quả nghiên cứu của Trường Đại học Cần thơ, Viện Lúa Đồng Bằng Sông Cửu Long, Công ty thuốc sát trùng Việt Nam, Viện Sinh học Nhiệt đới đã cho thấy hiệu quả rất rõ ràng của nấm Trichoderma trên một số cây trồng ở Đồng Bằng Sông Cửu long và Đông nam Bộ. Các nghiên cứu cho thấy bên cạnh khả năng kích thích sự tăng trưởng của cây trồng, nấm Trichoderma còn có khả năng tiêu diệt nấm Furasium solani (gây bệnh thối rễ trên cam quýt, bệnh vàng lá chết chậm trên tiêu) hay một số loại nấm gây bệnh khác như Sclerotium rolfsii, Fusarium oxysporum, Rhizoctonia solani. Ngoài ra khả năng giảm bệnh khô vằn trên ngô, lúa và một số cây rau màu khác của chúng cũng lên đến 50%.
đang nạp các trang xem trước