TAILIEUCHUNG - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ: Phát triển đội ngũ giảng viên Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế
Luận án làm sáng tỏ một số luận điểm về phát triển đội ngũ giảng viên (ĐNGV) Học viện chính trị quốc gia (CTQG) Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế theo tiếp cận phối hợp lý thuyết quản lý phát triển nguồn nhân lực và tiếp cận khung năng lực giảng viên. Luận án tiến hành khảo sát, đánh giá mức độ đáp ứng về các mặt phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp, lối sống, kiến thức, năng lực chuyên môn, năng lực sư phạm, nghiên cứu khoa học, hoạt động thực tiễn, hoạt động chính trị-xã hội, phát triển nghề nghiệp, phát triển bản thân của ĐNGV của Học viện CTQG Hồ Chí Minh trong bối cảnh hội nhập quốc tế. | Hiện nay, hàng năm hệ thống Học viện có trên 20 đoàn ra trao đổi học thuật, kinh nghiệm với các nước Mỹ, Anh, Pháp, Ôxtraylia, Nhật, Hàn Quốc, Singapore, Lào Qua trao đổi với lãnh đạo Vụ hợp tác quốc tế và các giảng viên được cử đi nghiên cứu, trao đổi ở nước ngoài cho thấy đây là cơ hội tốt giúp giảng viên phát triển về chuyên môn, nghiên cứu khoa học, nhất là đối với một số chuyên ngành mới. Mặt khác, thông qua việc mời các học giả nước ngoài đến Học viện trao đổi về học thuật, giảng bài ở một số lớp nguồn cán bộ cao cấp, thông qua các hội thảo quốc tế ĐNGV Học viện có điều kiện mở rộng tầm nhìn, cách tiếp cận vấn đề nghiên cứu và mặt khác cũng có điều kiện để thể hiện, để trao đổi về học thuật, kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu. Nhiều luận điểm khoa học và kinh nghiệm của giảng viên cao cấp, Học viện không chỉ được giới học thuật ở Lào, Trung Quốc, Thái Lan đánh giá cao mà cả giới học thuật ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Nhật, Hàn Quốc thừa nhận. Rõ ràng quá trình hội nhập không chỉ đặt ra cho ĐNGV Học viện tiếp nhận cái mới từ bên ngoài mà còn đặt ra vấn đề đội ngũ này phải có, phải chuẩn bị tiền đề để hội nhập khu vực và quốc tế.
đang nạp các trang xem trước