TAILIEUCHUNG - Báo cáo: Áp lực tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh THCS

Trình bày qua hai vấn đề: Áp lực từ phía gia đình: quan tâm quá mức đến việc học tập của con làm cho học sinh luôn thấy có một áp lực thúc ép của cha mẹ. Áp lực từ phía nhà trường: chương trình học hiện nay là ở mức độ khó và quá khó đối với khả năng tiếp thu của các em. | AP LỰC TAM LY TRONG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC co SỞ Hoàng Gia Trang Viện Chiến lược và Chương trình Giáo dục. Học sinh HS ngày nay được tạo nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển nhưng đồng thời cũng chịu áp lực tâm lý từ phía gia đình nhà trường đối với hoạt động học tập. Nếu các em không thích ứng được với hoàn cảnh sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập và sự hoàn thiện nhân cách. Để tìm hiểu vấn đề này chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu 598 HS tại 4 trường THCS trên địa bàn Hà Nội gồm trường THCS Cổ Nhuế và THCS Xuân Đỉnh huyện Từ Liêm trường THCS Huy Văn và THCS Quang Trung quận Đống Đa. Kết quả nghiên cứu về áp lực tâm lý đối với học tập của HS được trình bày dưới đây 1. Áp lực từ phía gia đình Nhiều bậc cha mẹ mong muốn con mình học giỏi xuất sắc để rạng rỡ với bạn bè hàng xóm và cơ quan đồng nghiệp mà họ không tính đến khả nãng của con cái. Vì vậy ngoài học chính khoá học thêm ở trường thì nhiều cha mẹ còn thuê gia sư về dạy thêm với hy vọng con trở thành một học sinh giỏi nhanh chóng. Chính kỳ vọng của cha mẹ không tính đến khả năng tiếp thu của con cái khiến nhiều em không đáp ứng được yêu cầu và rơi vào trạng thái tâm lý căng thẳng mệt mỏi là một trong những nguyên nhân làm cho chán học sợ học. Bảng 1 Mong muốn của cha mẹ và học lực thực tế của học sinh THCS Xếp loại học tập Giỏi Khặ 1 Trung bình Học lực thực 34 61 44 26 21 13 Mong muốn 58 0 39 11 2 89 Kết quả nghiên cứu cho thấy số em trả lời là bố mẹ đặt ra yêu cầu kết quả học tập khi năm học bắt đầu trong đó có loại giỏi loại khá và chỉ có một tỉ lệ nhỏ bố mẹ đưa ra ở mức trung bình. So sánh giữa mong muốn của cha mẹ và kết quả học tập thực tế của học sinh chúng tồi nhận thấy còn một khoảng cách nhất định. TẠP CHÍ TÂM LÝ HỌC Số 9 78 9 - 2005 55 Yêu cầu của bố mẹ có thể là động lực thúc đẩy các em cố gắng trong học tập nếu điều đó phù hợp với khả năng của các em. Ngược lại nếu mong muốn đó vượt quá khả năng có thể sẽ làm các em lo lắng dẫn đến tâm trạng sợ học biểu .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.