TAILIEUCHUNG - Rèn luyện đạo đức cách mạng
Đạo đức tốt của một con người không phải cứ tự nhiên mà có, nói như Hồ Chí Minh là nó không phải từ trên trời rơi xuống, mà do tu dưỡng bền bỉ hằng ngày để phát triển, củng cố, như ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong. Ở trong tù, ngày rộng tháng dài, “một ngày tù bằng nghìn thu ở ngoài”, mất tự do, chịu nhiều khổ ải, Hồ Chí Minh làm thơ (Ngục trung nhật ký), trong đó có một bài vận vào cái chí khí của Người trong việc tự rèn luyện. | Hồ Chí Minh thường chú ý đến việc khơi dậy cái thánh thiện của con người. Hồ Chí Minh hoá giải để chuyển hoá từ cái xấu thành cái tốt của người khác một cách có hiệu quả. Hồ Chí Minh luôn luôn tìm chữ “đồng” trong sự khác biệt (Sự khác biệt thì ai, cộng đồng nào và lúc nào chả có). Người rất chú ý nhân lên cái tốt, cái đẹp mà những cái tốt, cái đẹp đó ở ngay trong mỗi người, trong mỗi cộng đồng dân cư, ở ngay bên cạnh, ở chung quanh chúng ta trong cuộc sống hằng ngày. Cho nên, Người đã có ý kiến biên soạn và xuất bản sách “Người tốt việc tốt”. Người còn có ý kiến đối với loại sách này giá bán rẻ thôi để nhiều người mua, khổ sách vừa thôi để người ta dễ bỏ túi. Đầu tháng 6 năm 1968, trước khi qua đời hơn 1 năm, Hồ Chí Minh làm việc với một số cán bộ của Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng về việc biên soạn và xuất bản loại sách này. Người quan niệm: từng giọt nước nhỏ thấm vào lòng đất, chảy về một hướng mới thành suối, thành sông. Biết bao nhiêu giọt nước nhỏ hợp lại mới thành biển cả. Một pho tượng hay một lâu đài cũng phải có cái nền rất vững chắc mới đứng vững được. Nhưng người ta dễ nhìn thấy pho tượng và lâu đài mà không chú ý đến cái nền. Như thế là chỉ thấy cái ngọn mà quên mất cái gốc. Người tốt việc tốt nhiều lắm, ở đâu cũng có. Lấy gương tốt trong quần chúng nhân dân và cán bộ, đảng viên để giáo dục lẫn nhau còn là một phương pháp lấy quần chúng giáo dục quần chúng rất sinh động và có sức thuyết phục rất lớn.
đang nạp các trang xem trước