TAILIEUCHUNG - Tư tưởng Hồ Chí Minh sự thống nhất giữa “đức trị” với “pháp trị”

Bài viết đề cập đến quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về sự thống nhất giữa “đức trị” với “pháp trị”; sự thực thi vấn đề “đức trị” và “pháp trị” của Chủ tịch Hồ Chí Minh trên cơ sở cách mạng, khoa học và nhân nghĩa, nói đi đôi với làm, vì hạnh phúc của nhân dân. Ra đi tìm đường cứu nước năm 1911, Hồ Chí Minh nuôi dưỡng khát vọng thành lập một nhà nước kiểu mới. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trên cơ sở những nhận thức trước đây về một nhà nước “phải có thần linh. | Bước vào thập niên năm mươi, để tập trung mọi khả năng cho thắng lợi của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược, Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm tới công tác chỉnh Đảng, chống tham ô, lãng phí, quan liêu, nghiêm minh với tội hối lộ. Ngày 24-1-1952, khi viết về “Sự nghiệp vĩ đại của Lênin”, Người đã nhắc tới tính nghiêm khắc của Lênin trong việc xử bọn ăn hối lộ: “Đối với tệ tham ô hủ hoá, Lênin rất nghiêm khắc. Có một lần Toà án Mạc Tư Khoa xử nhẹ một vụ ăn hối lộ, Lênin liền viết trong một bức thư: “không xử bắn bọn ăn hối lộ mà xử nhẹ như thế, là một việc xấu hổ cho những người cộng sản, những người cách mạng”(6). Trong kháng chiến chống Pháp (9-1950), Bác Hồ – dù rất đau lòng – vẫn đã y án tử hình Trần Dụ Châu, Đại tá, Cục trưởng Cục quân nhu, phạm tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn, bớt xén phần cơm áo của bộ đội để sống trác táng, trụy lạc. Người tâm sự với Trần Đăng Ninh trước khi ký bác đơn chống án của Trần Dụ Châu: “Với loài sâu mọt đục khét nhân dân, nếu phải giết đi một con mà cứu được cả rừng cây, thì việc đó là cần thiết, hơn nữa là nhân đạo” (7).

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.