TAILIEUCHUNG - Ebook Sức tải môi trường Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long: Phần 2

Phần 2 cuốn sách gồm các chương: Chương V - Khả năng bồi lắng trầm tích đáy Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long, chương VI - Sức tải của Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long, chương VII - Định hướng quản lý, bảo vệ môi trường Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long từ góc độ sức tải môi trường. | 179 Chương V KHẢ NĂNG BỒI LẮNG TRẦM TÍCH ĐÁY VỊNH HẠ LONG - BÁI TỬ LONG Bồi lắng trầm tích đáy Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long là một quá trình tự nhiên nhưng gần đây có xu hướng gia tăng do tác động của con người quan trọng nhất là các hoạt động sử dụng đất khai khoáng trên lưu vực san lấp mặt bằng ven bờ vịnh cho đô thị hoá phát triển kinh tế và đổ tải bùn nạo vét cho các tuyến luồng vào cảng. Bồi lắng trầm tích đáy vịnh có quan hệ tác động hai chiều với đục hoá thể hiện qua hàm lượng TSS trong nước vịnh. Ngoài tác động gây đục trở lại khối nước vịnh khi có điều kiện làm bẩn nước và cản trở quá trình quang hợp của thực vật nổi bồi lắng trầm tích đáy vịnh nhất là với vật liệu bùn bột bùn sét bột và vật liệu bụi than đá có thể phủ bùn làm chết san hô rong biển và cỏ biển. Quá trình bồi lắng tích luỹ theo thời gian sẽ tạo nên lớp trầm tích mặt đáy dày dần làm nông hoá và cạn hoá vực nước vịnh dẫn đến những thay đổi bất lợi cho sinh thái vực nước vịnh. Về góc độ tự làm sạch của thuỷ vực khi đáy cạn dần thì thể tích khối nước thuỷ vực vịnh cũng giảm và khả năng tự làm sạch của thuỷ vực cũng giảm đi. Vì vậy bồi lắng đáy vịnh là một nguy cơ tai biến môi trường tiềm ẩn của Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long. I. HIỆN TRẠNG BỒI LẮNG TRẦM TÍCH ĐÁY VỊNH HẠ LONG - BÁI TỬ LONG 1. Tải lượng trầm tích hiện tại đưa vào hệ thống vịnh . Nguồn từ xói mòn đất và rửa trôi bề mặt Việc tính toán tải lượng bùn cát vào Vịnh Hạ Long - Bái Tử Long do xói mòn và rửa trôi lớp đất bề mặt Phạm Hải An 2009 trên toàn bộ lưu vực có ảnh hưởng đến khu vực nghiên cứu bao gồm cả những vùng khai thác khoáng sản mà chủ yếu là khai thác than đá đã được thực hiện dựa trên mối quan hệ giữa lượng trầm tích bị xói mòn và các yếu tố tự nhiên khác như mưa lớp phủ thực vật bề mặt và độ dốc . theo phương pháp của Wischmeier W. H. và D. O. Smith 1978 . Các kết quả tính toán được trình bày trong bảng cho thấy tổng lượng bùn cát do rửa trôi bề mặt hằng năm đưa vào khu vực này khoảng tấn năm chủ yếu xảy ra .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
10    179    3    27-12-2024
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.