TAILIEUCHUNG - Báo cáo " Bàn thêm về giới hạn của việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự"

Bàn thêm về giới hạn của việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự Vì vậy có thể bổ sung quy định tại Điều 125 (Biên bản hoạt động điều tra) như sau: “Cơ quan điều tra quyết định về việc không ghi những thông tin về cá nhân của người làm chứng, quyết định phải được viện kiểm sát phê chuẩn. Trong trường hợp này, việc lấy lời khai người làm chứng phải có mặt kiểm sát viên”. - Sửa đổi, bổ sung quy định về thủ tục xét hỏi tại phiên toà. | XÂY DỰNG PHÁP LUẬT BÀN THÊM VỀ GIỚI HẠN CỦA VIỆC XÉT XỬ Sơ THẨM VỤ ÁN HÌNH sự Trong Bộ luật tố tụng hình sự BLTTHS hiện hành của Nhà nước ta Điều 170 với tên gọi Giới hạn của việc xét xử đã quy định Tòa án chỉ xét xử những bị cáo và những hành vi theo tội danh mà viện kiểm sát truy tố và tòa án đã quyết định đưa ra xét xử . Trong thực tế hiện nay có người gọi giới hạn của việc xét xử là nguyên tắc của tố tụng hình sự mặc dù nó không được quy định tại chương Những nguyên tắc cơ bản của BLTTHS và cũng có người cho rằng đây chỉ là chế định của pháp luật tố tụng hình sự1 . Theo suy nghĩ của chúng tôi cho dù giới hạn của việc xét xử là nguyên tắc hay chỉ là chế định thì với sự hiện diện của nó trong BLTTHS nó cần được hiểu đúng về nội dung để làm căn cứ cho việc thực hiện áp dụng trong thực tiễn. Trước hết giới hạn của việc xét xử nêu trong Điều 170 BLTTHS là giói hạn của việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự bởi nội dung của điều luật không liên quan tới thủ tục xét xử phúc thẩm giám đốc thẩm hoặc tái thẩm. Trong luật tố tụng hình sự nước ta lần đầu tiên vấn đề giới hạn của việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự được quy định trong BLTTHS năm 1988. Sự hiện diện của quy định về giới hạn của việc xét xử sơ thẩm vụ án hình sự trọng BLTTHS có ý nghĩa lớn cả về lí luận và kĩ thuật lạp pháp luật tố tụng hình sự Vào thời kì trước khi BLTTHS 1988 có hiệu lực quan hệ tố tụng giữa viện kiểm sát và tòa án trong phiên tòa xét xử 36-TẠP CHÍ LUẬT HỌC PTS. PHẠM HỔNG HẢI không được điều chỉnh bằng các văn bản pháp luật có giá trị pháp lí cao như luật pháp lệnh. và đặc biệt khi giữa hai cơ quan tiến hành tố tụng nêu trên xảy ra những bất đồng ý kiến về vấn đề nào đó thuộc vụ án hình sự đang xét xử thì về cơ bản chúng được giải quyết thông qua sự thương lượng giữa lãnh đạo của hai cơ quan đang thụ lí vụ án hoặc lãnh đạo của hai cơ quan cấp trên. Sự lẫn lộn giữa quan hệ hành chính và quan hệ tố tụng trong trường hợp này thường dẫn tới việc quyết định vấn đề nào đó của vụ án không trên cơ sở pháp

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.