TAILIEUCHUNG - Báo cáo "DẠNG BỊ ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ CÂU BỊ ĐỘNG TRONG TIẾNG VIỆT (1) "

Dạng bị động (passive voice), và cùng với nó là khái niệm câu bị động (passive sentence), là một hiện tượng ngữ pháp điển hình của các ngôn ngữ Ấn - Âu. Mặc dù xét về mặt chức năng, khái niệm này đề cập trực tiếp đến mối quan hệ ngữ pháp giữa động từ và các thành tố ngữ pháp nòng cốt là chủ ngữ và bổ ngữ, nhưng ngữ pháp truyền thống châu Âu, dựa vào phương thức biểu hiện của nó, thường quy dạng bị động về phạm trù hình thái học của động từ (phạm. | DẠNG BỊ ĐỘNG VÀ VẤN ĐỀ CÂU BỊ ĐỘnG trong tiếng việt 1 Nguyễn Hồng Cổn Bùi Thị Diên Dạng bị động passive voice và cùng với nó là khái niệm câu bị động passive sentence là một hiện tượng ngữ pháp điển hình của các ngôn ngữ Ân - Âu. Mặc dù xét về mặt chức năng khái niệm này đề cập trực tiếp đến mối quan hệ ngữ pháp giữa động từ và các thành tố ngữ pháp nòng cốt là chủ ngữ và bổ ngữ nhưng ngữ pháp truyền thống châu Âu dựa vào phương thức biểu hiện của nó thường quy dạng bị động về phạm trù hình thái học của động từ phạm trù dạng - voice . Trong các công trình ngữ pháp hiện đại dạng bị động nói chung và câu bị động nói riêng được xem xét và kiến giải theo nhiều hướng khác nhau phổ niệm loại hình chức năng . Tuy nhiên cho đến nay nhiều vấn đề liên quan đến dạng câu bị động trong các ngôn ngữ vẫn chưa được làm sáng tỏ chẳng hạn Bị động là một hiện tượng có tính phổ quát hay có tính loại hình Dạng câu bị động có những đặc điểm gì giống nhau và khác nhau giữa các ngôn ngữ Trong tiếng Việt bị động cũng là một vấn đề ngữ pháp gây nhiều tranh cãi. Một số nhà Việt ngữ học cho rằng tiếng Việt không có dạng bị động hay câu bị động vì tiếng Việt không biến đổi hình thái. Một số khác cho rằng mặc dù tiếng Việt không có dạng bị động với tư cách là một phạm trù ngữ pháp của động từ nhưng vẫn có thể nói đến kết cấu câu bị động trong tiếng Việt căn cứ vào sự tồn tại của các cấu trúc có vị ngữ gồm được bị kết hợp với một động từ ngoại động. Để góp phần trả lời những câu hỏi trên đây trong bài viết này chúng tôi sẽ điểm luận lại một số vấn đề liên quan đến hiện tượng bị động trong các lý thuyết ngữ pháp và thảo luận thêm về vấn đề câu bị động trong tiếng Việt. Nội dung của bài viết bao gồm 2 phần 1. Dạng bị động trong các lý thuyết ngữ pháp. 2. Vấn đề câu bị động trong tiếng Việt. 1. Dạng bị động trong các lý thuyết ngữ pháp Dạng bị động trong Ngữ pháp truyền thống Thuật ngữ dạng có người gọi là thái được dịch từ thuật ngữ tiếng Anh tương ứng là voice vốn bắt nguồn từ danh từ Latin .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.