TAILIEUCHUNG - Bài Kể chuyện được chứng kiến, tham gia (Tuần 16) - Giáo án Tiếng việt 4 - GV.N.Phương Hà
Với nội dung của bài Kể chuyện: Kể chuyện được chứng kiến hoặc tham gia học sinh có thể hiểu ý nghĩa truyện các bạn kể. Lời kể tự nhiên, chân thực, sáng tạo, kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu. | Giáo án Tiếng việt 4 KỂ CHUYỆN KỂ CHUYỆN ĐƯỢC CHỨNG KIẾN HOẶC THAM GIA I. Mục tiêu: Kể được một câu chuyện về đồ chơi của mình hoặc của các bạn mà em có dịp quan sát . Biết sắp xếp các sự việc theo trình tự thành một câu chuyện . Hiểu ý nghĩa truyện các bạn kể. Lời kể tự nhiên, chân thực, sáng tạo, kết hợp lời nói với cử chỉ, điệu bộ. Biết nhận xét, đánh giá lời kể của bạn theo các tiêu chí đã nêu. II Đồ dùng dạy –học Đề bài viết sẵn trên bảng lớp III. Hoạt động trên lớp. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò 1. Ổn định. tra bài cũ. - Gọi 2 HS kể lại câu chuyện các em đã được đọc hay được nghe có nhân vật là những đồ chơi của trẻ em hoặc những con vật gần gũi với trẻ em ( mỗi HS chỉ kể 1 đoạn ) - Gọi HS nhận xét bạn kể. - Nhận xét và cho điểm HS. 3. Dạy – học bài mới. a) Giới thiệu bài. - Tiết tập tập làm văn hôm trước các em đã giới thiệu với các bạn đồ chơi của mình. Hôm nay, các em sẽ kể những câu chuyện về đồ chơi của em hoặc của bạn em. b) Hướng dẫn kể chuyện * Tìm hiểu đề bài - Gọi 1 HS đọc đề bài. - Đọc, phân tích đề bài, dùng phấn màu gạch chân dưới những từ ngữ: đồ chơi của em, của các bạn. Câu chuyện của các em kể phải là chuyện có thật, nghĩa là liên quan đến đồ chơi của em hoặc của bạn em. Nhân vật kể chuyện là em hoặc bạn em. * Gợi ý kể chuyện - Gọi 3 HS nối tiếp đọc 3 gợi ý và M - Hỏi: + Khi kể em nên dùng từ xưng hô như thế nào? + Em hãy giới thiệu câu chuyện về đồ chơi mà mình định kể. * Kể trước lớp - Kể trong nhóm. + Yêu cầu HS kể chuyện trong nhóm. GV đi hướng dẫn các nhóm gặp khó khăn. - Kể trước lớp. + Tổ chức cho HS thi kể trước lớp. GV khuyến khích HS dưới lớp theo dõi, hỏi lại bạn về nội dung , các sự việc, ý nghĩa truyện. + Gọi HS nhận xét từng bạn kể. - Nhận xét chung và cho điểm từng HS. - HS hát. - 2 HS thực hiện yêu cầu. HS dưới lớp theo dõi, nhận xét. - Lắng nghe. - 1 HS đọc thành tiếng. - Lắng nghe. - 3 HS tiếp nối nhau đọc thành tiếng . Cả lớp đọc thầm. + Khi kể chuyện xưng tôi, mình. + 4 HS giới thiệu trước lớp. + 2 HS ngồi cùng bàn kể chuyện, trao đổi ý nghĩa truyện, sửa chữa cho nhau. + 4 HS thi kể. + HS nhận xét. Cả lớp bình chọn bạn có câu chuyện hay nhất, bạn kể chuyện hay nhất. Ví dụ về một bài kể. Em có nhiều thứ đồ chơi nhưng đồ chơi em thích nhất là con búp bê biết hát, biết bò, biết lắc người. Con búp bê ấy là món quà dì em đã kì công tìm chọn để tặng cho em vì em đã thực hiện được lời hứa với dì: trở thành học sinh đứng đầu lớp trong tháng vừa qua. Con búp bê này làm nhà em vui hẳn lên. Bố mẹ , ông bà, ai cũng cười khi thấy con búp bê nhỏ bé, tóc hung, người bầu bĩnh khi thì đứng lắc người hát bài lam-bát-đa vui nhộn, lúc thì vừa hát vừa bò. Mọi người càng vui hơn nữa khi thấy em trai mới 1 tuổi của em tròn mắt nhìn con búp bê cử động, định vồ lấy nó. Em giữ gìn búp bê rất cẩn thận. Mỗi lần chơi xong, em cất búp bêvào hộp hoặc bày trong tủ kính cho búp bê khỏi bị bụi bẩn, đầu tóc. cố, dặn dò. - Yêu cầu HS về nhà tập kể lại câu chuyện cho người thân hoặc viết vào vở câu chuyện các em đã kể miệng ở lớp. - Dặn HS xem trước nội dung bài kể chuyện Một phát minh nho nhỏ. - GV nhận xét tiết học.
đang nạp các trang xem trước