TAILIEUCHUNG - Ebook Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam: Phần 2

Tiếp theo ở phần 1, phần 2 của ebook “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam” đề cập tới bối cảnh của cuộc tranh chấp hiện nay đối với hai quần đảo này nói riêng và Biển Đông nói chung, cũng như những ý kiến về một giải pháp cho cuộc tranh chấp phù hợp với luật pháp quốc tế. Phần này gồm có 2 chủ đề lớn, đó là: Bối cảnh và giải pháp cho tranh chấp trên biển Đông, thương lắm Hoàng Sa-Trường Sa. . | PHẦN II BỐI CẢNH VÀ GIẢI PHÁP CHO TRANH CHẤP TRÊN BIÊN ĐÔNG Những vấn đề về chủ quyền lãnh thổ giữa Việt Nam và các nước láng giềng Lê Minh Nghĩa Cố Trưởng ban Ban Biên giới của Chính phủ Đây là báo cáo của tác giả Lê Minh Nghĩa tại Hội Thảo mùa Hè về Phát triển khu vực châu Á Thái Bình Dương và tranh chấp Biển Đông tổ chức tại New 22 York City gần mười năm trước vào ngày 15 và 16 tháng 7 1998. Dủ có nhiều chi tiết nhất là liên quan đến các nước ASEAN cần được cập nhật để tôn trọng tác giả đã qua đời năm 2004 Thời Đại Mới xin đăng lại nguyên bản không sửa đổi. Cũng xin lưu ý rằng khi trình bày báo cáo này tác giả đã về hưu không còn giữ một chức vụ nào trong Chính phủ Việt Nam. Chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với mỗi đân tộc. Trong đó lãnh thổ và biên giới quốc gia lại là hai yếu tố gắn bó với nhau như hình với bóng do đó pháp luật quốc tế hiện đại và tập quán quốc tế đều thừa nhận tính bất khả xâm phạm của lãnh thổ quốc gia và biên giới quốc gia. Cho đến đầu thế kỷ 20 pháp luật quốc tế vẫn còn thừa nhận việc dùng vũ lực để xâm chiếm một bộ phận hay toàn bộ lãnh thổ của một nước là hợp pháp. Nhưng ngay sau chiến tranh thế gìới thứ haì Hiến chương Liên Hợp Quốc được thông qua năm 1945 có điều 2 khoản 4 cấm sử dụng vũ lực chống lại toàn vẹn lãnh thổ của một Quốc gia. Cuộc đấu tranh kiên cường bền bỉ và quyết liệt của các dân tộc thuộc địa sau chiến tranh thế giới thứ hai mà dân tộc ta là một đội ngũ tiên phong với chiến thắng lẫy lừng Điện Biên Phủ đã dẫn tới nghị quyết cụ thể và đầy đủ hơn của Liên Hợp Quốc về vấn đề này. Nghị quyết 1514 ngày 14 12 1960 của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc về việc trao trả nền độc lập cho các nước và các đân tộc thuộc địa đã viết Mọi hành động vũ trang và mọi biện pháp đàn áp bất kể thuộc loại nào chống lạỉ các dân tộc phụ thuộc sẽ phải được chấm dứt để các dân tộc đó có thể thực hiện quyền của họ về độc lập hoàn toàn một cách hoà bình và tự do và toàn vẹn lãnh thổ của họ sẽ được tôn trọng . Nghị quyết 26 25 năm

TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.