TAILIEUCHUNG - CƠ SỞ GIA CỐ NỀN ĐẤT YẾU BẰNG CỌC CÁT - XI MĂNG

Nước ta đang bước vào thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá, các khu công nghiệp tập trung, cơ sở hạ tầng kỹ thuật, khu đô thị mới đang được xây dựng với tốc độ ngày càng lớn. Các công trình xây dựng thường tập trung ở những nơi có điều kiện kinh tế, giao thông thuận lợi nhưng lại bất lợi về điều kiện địa chất công trình. Tại đây, cấu trúc nền thường rất phức tạp, gồm nhiều lớp đất yếu, có chiều dày lớn, phân bố ngay trên mặt. Khi xây dựng các công trình có quy mô, tải trọng. | - vôi đang còn là vấn đề tranh cãi. Một số nhà khoa học kiến nghị tính toán như đối với cọc cứng, số khác lại đề nghị tính toán như đối với nền thiên nhiên, có tác giả lại đề nghị tính toán sức chịu tải như đối với cọc cứng, còn biến dạng thì tính toán theo nền. Sở dĩ còn nhiều những quan điểm trái ngược nhau là vì bản thân vấn đề rất phức tạp, cần phải có nhiều công trình nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm làm sáng tỏ vai trò mang tải của cọc, của đất nền xung quanh cọc, nghĩa là xem cọc và nền cùng đồng thời làm việc. Theo chúng tôi, vấn đề sẽ đơn giản hơn nhiều nếu quan niệm nền đất yếu đã được gia cố là một nền mới, có tính chất cơ lý mới. Rõ ràng là, trước khi gia cố, nền thiên nhiên là một nền đất yếu với các tính chất cơ lý không đáp ứng được yêu cầu xây dựng. Sau khi gia cố, các chỉ tiêu cơ lý đã thay đổi một cách đáng kể như độ ẩm, hệ số rỗng giảm, khối lượng thể tích, lực dính, góc ma sát trong tăng nhờ các quá trình nén chặt cơ học, cố kết và tác dụng của các phản ứng hoá lý giữa

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.