TAILIEUCHUNG - Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật trong kịch Shakuntala của Kalidasa

Luận văn Thạc sĩ Văn học: Thế giới nghệ thuật trong kịch Shakuntala của Kalidasa nghiên cứu tác phẩm từ góc độ thi pháp học trên cơ sở lí luận kịch cổ điển Ấn Độ; những điểm khác biệt cơ bản giữa hai nền kịch Đông - Tây, đồng thời cũng thấy rõ một số đặc trưng của kịch truyền thống Phương Đông. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. Hồ CHÍ MINH Huỳnh Hoa Hông Tú THÊ GIỚI NGHỆ THUẬT TRONG KỊCH SHAKUNTALA CỦA KALIDASA Chuyên ngành Văn học nước ngoài Mã số 60 22 30 LUẬN VĂN THẠC SĨ VĂN HỌC Người hướng dẫn khoa học . Phan Thu Hiền Thành phố Hồ Chí Minh - 2008 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Trong một thời gian dài khi nghiên cứu về loại hình kịch người ta thường nghĩ đến kịch Phương Tây cả về lí luận và tác phẩm và thường xem đó là thước đo để đánh giá một số nền kịch khác. Thế nhưng trong tiến trình lịch sử văn học kịch Ản Độ đã chứng minh tính độc lập với những đặc trưng rất riêng biệt của mình. Đồng thời kịch Ản Độ cũng rất gần gũi với kịch truyền thống Phương Đông. Là một loại hình nghệ thuật nhưng không như ở các nước khác kịch cổ điển Ản Độ không chỉ đơn thuần là để giải trí mà còn thể hiện rõ tinh thần Ản Độ mang những đặc điểm về tôn giáo tư duy triết lý sống của người Ản Độ. Kịch cổ điển cũng đã góp phần rất lớn vào bản sắc văn hóa Ản một nền văn hóa thiên về chiều sâu của bản chất và đậm màu sắc tâm linh. Tác gia ưu tú nhất của kịch cổ điển Ản Độ là Kalidasa người được mệnh danh là Chúa thơ là Shakespeare của Ản Độ . Tác phẩm của ông không nhiều và mặc dù ra đời cách đây hàng chục thế kỉ nhưng những trải nghiệm về cuộc sống và tình yêu trong các tác phẩm của ông cho đến nay vẫn luôn mới mẻ và độc đáo. Shakuntala là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của Kalidasa. Tinh thần nhân đạo cao cả cùng với những trang miêu tả thiên nhiên miêu tả nội tâm nhân vật sâu sắc vở kịch đã làm say mê người đọc biết bao đời nay. Shakuntala được xem là một trong những kiệt tác mẫu mực của lí luận kịch cổ điển Ản Độ là kì công thứ nhất tập Gitanjali Thơ Dâng của Rabindranat Tagore được xem là kì công thứ hai của văn học Ản Độ là tác phẩm mà khi đọc xong Geothe đại thi hào Đức đã thốt lên Nếu muốn có một tiếng ôm ấp được hoa mùa xuân và quả mùa thu. Một tiếng làm đắm say nuôi dưỡng và thỏa mãn được tâm hồn. Nếu muốn có một tiếng bao gồm được cả trời đất. .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.