TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu phương pháp thiết kế cấp phối lý thuyết bê tông đầm lăn

Bài báo "Nghiên cứu phương pháp thiết kế cấp phối lý thuyết bê tông đầm lăn" phân tích và đưa ra ý tưởng chỉ đạo là Thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn khi đã biết một chỉ tiêu là cường độ nén hoặc là dựa vào cả 2 chỉ tiêu cường độ chịu nén và cường độ kháng cắt để thiết kế cấp phối nhằm mục đích tính toán cấp phối bê tông đầm lăn lý thuyết một cách dễ dàng bằng phần mềm máy tính. | NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP THIẾT KẾ CẤP PHỐI LÝ THUYẾT BÊ TÔNG ĐẦM LĂN TS. Nguyễn Như Oanh - Bộ môn Vật liệu xây dựng Tóm tắt Hiện nay Việt Nam đang sử dụng 2 phương pháp thiết kế cấp phối BTĐL Phương pháp của Mỹ và phương pháp của Trung Quốc. Các công trình thuộc Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn thường sử dụng Phương pháp thiết kế cấp phối bê tông đầm lăn RCC của Trung Quốc Phương pháp này thường dựa trên chỉ tiêu thiết kế là cường độ chịu nén hoặc cường độ kháng cắt. Bài báo này muốn phân tích và đưa ra ý tưởng chỉ đạo là Thiết kế cấp phối BTĐL khi đã biết một chỉ tiêu là cường độ nén hoặc là dựa vào cả 2 chỉ tiêu cường độ chịu nén và cường độ kháng cắt để thiết kế cấp phối nhằm mục đích tính toán cấp phối BTĐL lý thuyết một cách dễ dàng bằng phần mềm máy tính. Từ khóa Bê tông đầm lăn BTĐL Cấp phối lý thuyết. 1. Đặt vấn đề Bê tông đầm lăn BTĐL tên tiếng Anh là Roller Compated Concrete RCC là loại bê tông nghèo xi măng và rất khô. Trong những năm gần đây BTĐL được ứng dụng nhiều để xây dựng các công trình Thủy công như đập BTĐL. Khi chọn chỉ tiêu thiết kế cấp phối BTĐL lý thuyết thường chọn Cường độ chịu nén với các công trình giao thông như đường giao thông thường chọn Cường độ chịu cắt. Bài báo này dựa ý tưởng sử dụng tống hợp cả cường độ chịu nén và cường độ chịu cắt để làm chỉ tiêu thiết kế đưa ra trình tự và phương pháp tính toán để giải quyết vấn đề thiết kế cấp phối lý thuyết của bê tông đầm lăn BTĐL . 2. Các tham số thiết kế cấp phối Chọn chỉ tiêu Cường độ chịu nén để tính toán tỷ lệ N CKD Cường độ yêu cầu của BTĐL được tính theo công thức Ryc Rtk 1 1 Trong đó Ryc Cường độ chịu nén yêu cầu của RCC ở tuối thiết kế Rtk Cường độ chịu nén thiết kế của RCC S Sai phương cường độ tùy theo thực tế để lựa chọn Khi cường độ RCC nhỏ hơn 20MPa thì chọn S 4 0 Cường độ RCC trong khoảng 20 đến 35 MPa thì chọn S 5 0 Khi cường độ RCC lớn hơn 35MPa chọn S 6 0. Hoặc căn cứ vào mác của chất kết dính CKD chủng loại cốt liệu thô ta có thể tính tỷ lệ N CKD theo công

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.