TAILIEUCHUNG - Ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ
Giun kim là nguyên nhân đáng kể nhất, thường gây ngứa hậu môn vào ban đêm, làm trẻ mất ngủ, hay cáu bẳn, đưa tay gãi, vừa làm sây sát dễ nhiễm trùng vùng hậu môn vừa gây tái nhiễm giun và các sinh vật gây bệnh khác (qua đường miệng khi trẻ dùng tay bẩn cầm thức ăn). Vào ban đêm, nếu ta dùng đèn, căng hậu môn của trẻ và soi sẽ thấy giun kim bò ra đẻ trứng. Với trẻ gái, giun kim có thể chui vào âm đạo gây viêm | Ngứa hậu môn ở trẻ nhỏ Nứt và ngứa hậu môn là chứng bệnh hay gặp ở trẻ nhỏ. Nguyên nhân gây bệnh thường là hậu môn bị hẹp, chấn thương hoặc mắc bệnh "chàm ngứa", kích thích do giun kim, táo bón lâu ngày. Trẻ bị nứt hậu môn bao giờ đi đại tiện cũng khó, đau đớn, thường thấy máu ra theo phân thành sợi. Sau đại tiện, trẻ vẫn còn rất đau, có khi đi khập khiễng như người bị đau khớp háng. Chính vì sợ đau nên trẻ hay nhịn đi đại tiện và hậu quả là phân càng rắn, khi đại tiện càng gây nứt hậu môn. Nứt cũng là một nguyên nhân gây ngứa hậu môn. Ngoài ra, ngứa hậu môn còn do mặc quần vải quá cứng, gây cọ xát hoặc bị ẩm ướt (trẻ đái dầm.). Giun kim là nguyên nhân đáng kể nhất, thường gây ngứa hậu môn vào ban đêm, làm trẻ mất ngủ, hay cáu bẳn, đưa tay gãi, vừa làm sây sát dễ nhiễm trùng vùng hậu môn vừa gây tái nhiễm giun và các sinh vật gây bệnh khác (qua đường miệng khi trẻ dùng tay bẩn cầm thức ăn). Vào ban đêm, nếu ta dùng đèn, căng hậu môn của trẻ và soi sẽ thấy giun kim bò ra đẻ trứng. Với trẻ gái, giun kim có thể chui vào âm đạo gây viêm. Trong một số trường hợp, ngứa hậu môn là hậu quả của tình trạng dị ứng đường tiêu hóa (ăn thức ăn lạ gây tiêu chảy như cua, tôm, trứng.). Để phòng và chữa chứng ngứa hậu môn, cần giữ vệ sinh sạch sẽ vùng này bằng cách dùng nước sạch rửa hằng ngày và sau mỗi lần trẻ đại tiện, đái dầm. Hạn chế đóng bỉm mà nên tập thói quen xi trẻ. Quần áo của trẻ nên dùng vải sợi mềm, chỉ mặc loại đã phơi hoặc là khô để không gây kích thích. Nếu trẻ bị táo bón nặng, có thể bơm một ít dầu bôi trơn ấm vào hậu môn trước khi đi đại tiện (dùng một ống bơm dầu bằng cao su có bán tại hiệu thuốc) hoặc ngâm hậu môn vào chậu nước ấm có pha chút muối loãng. Đặc biệt chú ý chế độ ăn hàng ngày của trẻ như cho ăn nhiều rau quả tươi, uống đủ nước để phân đỡ rắn, giảm đau đớn khi đi tiêu. Nếu trẻ trên một tuổi bị ngứa hậu môn do giun thì nên tẩy giun định kỳ 6 tháng đến một năm/lần (theo chỉ dẫn của thầy thuốc). Trường hợp trẻ bị hẹp hậu môn, hằng ngày có thể nong bằng ngón tay đeo găng có bôi dầu trơn sẽ làm giãn cơ thắt vòng hậu môn, mỗi lần nong khoảng 5 đến 10 phút, ngày 2 lần. Nếu không kết quả, cần đưa trẻ đi khám thầy thuốc ngoại khoa để được giải quyết triệt để hơn. BS Nguyễn Văn Thịnh, Sức Khỏe & Đời Sống
đang nạp các trang xem trước