TAILIEUCHUNG - Văn phân tích tác phẩm – nhân vật: Tình ảnh lẻ loi của người chinh phụ

Chinh phụ ngâm khúc” của Đặng Trần Côn là kiệt tác trong nền văn học cổ điển của nước nhà. Bản dịch “ Chinh phụ ngâm khúc” của Đoàn Thị Điểm (1705 – 1748) là tác phẩm dịc đặc sắc vừa truyền đạt tư tưởng sâu sắc của tác giả vừa phô diễn vẻ mĩ lệ của tiếng Việt. Đoạn trích diễn tả nỗi nhớ nhung sầu muộn của người chinh phụ, khía cạnh nổi bật của chủ đề tác phẩm: oán ghét chiến tranh và đòi quyền sống cho người phụ nữ. | Văn phân tích tác phẩm - nhân vật Tình ảnh lẻ loi của người chinh phụ Tương đồng với Cung oán ngâm khúc của Nguyễn Gia Thiều trên phương diện khẳng định những giá trị nhân văn và phản ánh số phận người phụ nữ cũng như khả năng vận dụng nhuần nhuyễn thể loại ngâm khúc và thể thơ song thất lục bát song bản diễn Nôm Chinh phụ ngâm lại có phần giản lược những suy tưởng triết lý cao siêu và hướng nhiều hơn tới cuộc sống đời thường. Tâm tình người chinh phụ tiêu biểu cho nỗi nhớ mong chồng khát khao cuộc sống gia đình bình dị và ước mong về một ngày đoàn tụ vợ chồng. Đặt trong tương quan chung ước mơ của người chinh phụ cũng hiền hoà dung dị gần gũi hơn so với người cung nữ. Đoạn Tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ cho thấy rõ tâm trạng cô đơn của người vợ nhớ chồng ra trận và nghệ thuật miêu tả tâm trạng bậc thầy của hai tác giả Đặng - Đoàn trong đó phải kể đến nghệ thuật diễn Nôm đặc biệt xuất sắc của nữ sĩ Đoàn Thị Điểm. Tâm trạng noi bật trong đoạn gồm 36 câu thơ trong tổng số 408 câu của toàn tác phàm là sự thể hiện nỗi đơn côi trống vắng của người chinh phụ. Trước hết đó là sự ý thức về con người cá nhân chiếu ứng trong các quan hệ với cảnh vật và con người đặt trong tương quan với thời gian và không gian. Nhân vật chủ thể trữ tình - người chinh phụ xuất hiện như có như không vừa tỉnh thức trong từng bước đi từng động tác buông thả tấm rèm nhưng liền đó lại quên tất thảy thờ ơ với tất thảy Dạo hiên vắng thầm gieo từng bước Ngồi rèm thưa rủ thác đòi phen. Trong khổ thơ mở đầu từ câu 1 - 16 có hai hình ảnh quan trọng được tô đậm nhấn mạnh trở đi trở lại là tấm rèm và bóng đèn. Người chinh phụ ngồi rèm thưa mà trông ra ngoài ngóng đợi tin chồng nhưng chẳng thấy đâu. Cuộc sống nơi trong rèm chính là sự bó buộc trói buộc trong một không gian chật hẹp tù đọng. Câu thơ chuyển tiếp Trong rèm dường đã có đèn biết chăng càng tôn thêm vẻ vắng lặng đơn côi một mình chinh phụ đối diện với bóng mình đối diện với người bạn vô tri vô giác Đèn có biết dường bằng chẳng biết và đi .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.