TAILIEUCHUNG - ĐỀ TÀI: TÌNH HÌNH LẠM PHÁT CỦA VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2005 – ĐẾN NAY
Trong quá trình hội nhập quốc tế như hiện nay mỗi nước sẽ có kết cấu sản nghiệp, cơ cấu kinh tế, trình độ phát triển khác nhau nên cũng sẽ phải đối mặt với nhiều thách thức, khó khăn khác nhau trong quá trình phát triển kinh tế nhưng một trong những khó khăn lớn nhất mà các quốc gia đều phải đối mặt đó là vấn đề lạm phát. Trong lịch sử, đã cho thấy nhiều quốc gia rơi vào vòng xoáy của lạm phát cao không thể kiểm soát được mà hậu quả kéo theo là. | Có kế hoạch chủ động nhập khẩu bù đắp thiếu hụt. Có cơ chế, chính sách để các tập đoàn kinh tế, tổng công ty lớn kinh doanh các mặt hàng chủ lực của nền kinh tế được hình thành quỹ bảo hiểm rủi ro theo nguyên tắc thị trường, lấy lãi bù lỗ. Có biện pháp ngăn ngừa việc kinh doanh chồng chéo của những đơn vị này để tránh dẫn đến tăng cung, cầu giả tạo, cạnh tranh không lành mạnh, đẩy giá thị trường lên cao, sử dụng vốn nhà nước không hiệu quả. cần có chính sách và tháo gỡ các khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu, duy trì và thúc đẩy được tốc độ tăng trưởng xuất khẩu: nghiên cứu việc giảm thuế thu nhập cho doanh nghiệp xuất khẩu; điều hành chính sách tài chính, tiền tệ chủ động, linh hoạt, tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp có hợp đồng sản xuất, xuất khẩu có hiệu quả, đa dạng các hình thức thanh toán. Về lâu dài, cần có chiến lược, kế hoạch, cơ chế, chính sách để cơ cấu lại việc sản xuất hàng xuất khẩu, giảm nhanh xuất khẩu khoáng sản và giảm dần xuất khẩu sản phẩm nguyên liệu thô, hàng gia công lắp ráp, tăng xuất khẩu sản phẩm tinh chế, có hàm lượng khoa học - công nghệ cao, có giá trị gia tăng cao; mở rộng quan hệ thương mại với các đối tác mới, các thị trường mới.
đang nạp các trang xem trước