TAILIEUCHUNG - Bộ môn quốc phòng
I – mục đích, yêu cầu - Trang bị cho sinh viên một số quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin về chiến tranh, quân đội về bảo vệ Tổ quốc XHCN. - Bồi dưỡng cho sinh viên về thé giới quan, phương pháp luận, khoa học. giúp cho sinh viên có cơ sở khoa học để quán triệt quan điểm cơ bản của Đảng về chiến tranh xây dựng quân đội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ về bảo vệ Tổ quốc hiện nay | Thời Hậu Lê, sau 10 năm bền bỉ, gian khổ, ngoan cường, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo đã hoàn thành nhiệm vụ vẽ vang giải phóng dân tộc, giải phóng Thăng Long , thắng lợi đó là nhiều kết quả của nhiều yếu tố, trong đó nghệ thuật tổ chức lvà tiến hành các trận đánh quyết định giữ một vai trò rất quan trọng, đặc biệt ở giai đoạn cuối của chiến tranh. Trong chỉ đạo tác chiến, Lê Lợi và Nguyễn Trãi chủ trương “ lánh chổ thực, đánh chổ hư, tránh nơi vững chắc, đánh nơi sơ hở ”. Khi nghe tin viện binh nhà Minh sắp sang, nhiều tướng sĩ yêu cầu Lê Lợi hạ gấp thàng Đông Quan ( Thăng Long ) để diệt trừ nội ứng, rối sau đó sẽ dốc toàn lực để đánh viện binh. Lê Lợi đã phân tích một cách sánh suốt và quyết định : “ đánh thành là hạ sách .Sao bằng nuôi dưỡng sức quân, giữ lấy nhuệ khí để đợi viện binh của giặc. Viện binh bị phá thì thành tất phải hàng, làm một việc mà được cả hai, đó mới là kế vẹn toàn ”. Việc lựa chọn rất đúng mục tiêu tiến công chiến lược và kiệt xuất trong tổ chưc, thực hành trận quyết chiến Xương Giang – Chi Lăng, buộc lũ giặc Vương Thông trong thành Đông Quan không đánh mà bị bắt đã chứng tỏ tài năng quân sự của ông trong tổ chức và thực hành các trận đánh lớn của ông cha ta.
đang nạp các trang xem trước