TAILIEUCHUNG - Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở các đô thị - GS.TS. Lê Văn Khoa
Tài liệu "Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn, tái chế và tái sử dụng là giải pháp có ý nghĩa kinh tế, xã hội và môi trường ở các đô thị - . Lê Văn Khoa" giúp bạn nắm bắt khái niệm về rác thải, tác động của rác thải sinh hoạt đến môi trường và sức khỏe cộng đồng, kinh nghiệm phân loại và xử lý chất thải rắn sinh hoạt trên thế giới làm phân bón,. | Dự báo tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt đô thị đến năm 2020 khoảng gần 22 triệu tấn/năm. Tỷ lệ phần trăm các chất có trong rác thải không ổn định, biến động, phụ thuộc vào mức sống và phong cách tiêu dùng của nhân dân ở mỗi đô thị. Tính trung bình, tỷ lệ thành phần các chất hữu cơ chiếm 45% - 60% tổng lượng chất thải rắn; tỷ lệ thành phần nilông, chất dẻo chiếm từ 6 - 16%, độ ẩm trung bình của rác thải từ 46 % - 52%. Để quản lý tốt nguồn chất thải này, đòi hỏi các cơ quan hữu quan cần đặc biệt quan tâm hơn nữa đến các khâu giảm thiểu tại nguồn, tăng cường tái chế, tái sử dụng, đầu tư công nghệ xử lý, tiêu hủy thích hợp góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Theo các chuyên gia MT, nếu thực hiện phân loại rác tại nguồn ( chỉ có rác vô cơ mới phải đưa đi chôn lấp) thì sẽ giảm ít nhất 50% khối lượng và các vấn đề MT cũng giảm Hà Nội, chương trình thí điểm phân loại rác tại nguồn đã được triển khai tại phường Phan Chu Trinh từ năm 2002. Các hộ gia đình được hướng dẫn cách phân loại rác thành 2 túi, một loại có thể làm phân compost, loại còn lại được phát túi nilon 2 màu để phân loại rác tại nhà. Tuy nhiên hiệu quả của Dự án chưa cao, khi Dự án kết thúc thì quá trình phân loại rác cũng kết thúc.
đang nạp các trang xem trước