TAILIEUCHUNG - Chương 3: SINH VẬT NHÂN CHÍNH

Sinh vật đơn bào hoặc đa bào sống chủ yếu bằng các chất hữu cơ có sẵn (dị dưỡng). Đa số là sinh vật sống di động. Những động vật xuất hiện đầu tiên trên Trái đất cách đây 1,0 1,5 tỉ năm Đơn bào Trùng biến hình. Các động vật đa bào có dạng giống Sợi chích, Giun và Chân khớp hiện nay được phát hiện trong trầm tích có tuổi 670 690 triệu năm. Giới Động vật gồm Động vật nguyên sinh (Protozoa) và Động vật đa bào (Metazoa) | TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC HUẾ KHOA ĐỊA LÝ - ĐỊA CHẤT Chương 3: SINH VẬT NHÂN CHÍNH THỨC CỔ SINH - ĐỊA TẦNG Bài giảng Giới Động vật (Zoa hay Animalia) - Sinh vật đơn bào hoặc đa bào sống chủ yếu bằng các chất hữu cơ có sẵn (dị dưỡng). - Đa số là sinh vật sống di động. - Những động vật xuất hiện đầu tiên trên Trái đất cách đây 1,0 - 1,5 tỉ năm Đơn bào Trùng biến hình. - Các động vật đa bào có dạng giống Sợi chích, Giun và Chân khớp hiện nay được phát hiện trong trầm tích có tuổi 670 - 690 triệu năm. - Giới Động vật gồm Động vật nguyên sinh (Protozoa) và Động vật đa bào (Metazoa). Động vật nguyên sinh (Protozoa) - Xuất hiện từ Tiền Cambri cơ thể gồm 1 tế bào kích thước trung bình 50 - 150 , (7 - 10cm) Động vật đơn bào. - Tế bào = chất nguyên sinh, bên trong chứa một hoặc hai nhân, ngoài cùng có màng bao bọc, tế bào có cấu tạo rất phức tạp. - Hình thức vận động: Chân giả, lông roi, tiêm mao hay màng uốn. - Khả năng để lại hoá thạch: + Trùng biến hình: không có vỏ cứng hầu như không để lại hoá đá. + Trùng lỗ, Trùng tia có vỏ cứng nhiều hoá đá. - Vỏ: cấu tạo từ vôi, silic do thân mềm tiết ra hoặc vỏ gắn kết từ các vật liệu vụn bên ngoài - Môi trường sống: phổ biến ở biển (trôi nổi hoặc bám đáy), một số sống ở sông hồ, số ít sống ký sinh trên cơ thể động thực vật khác. - Trùng thịt có ý nghĩa quan trọng đối với địa tầng học - Gồm hai lớp: Trùng chân rễ (Rhizopodea) và Trùng chân tia (Actinopodea) Lớp Trùng chân rễ (Rhizopodea) - Có bộ chân giả giống như bộ rễ cây chằng chịt - Bộ Trùng lỗ (Foraminiferida) - Đặc điểm chung của Trùng lỗ: + Cơ thể là 1 tế bào giống như 1 cái túi có thê có vỏ hoặc không + Mỗi tế bào gồm: chân giả, lỗ miệng, chất nguyên sinh trong, chất nguyên sinh ngoài. Chân giả dùng để bắt mồi và chất dinh dưỡng ngấm trực tiếp vào cơ thể qua chân giả. Lớp Trùng chân rễ (Rhizopodea) - Đặc điểm chung của Trùng lỗ: + Vỏ gồm có nhiều loại: Loại đơn phòng, 2 phòng, 1 dãy phòng, đa phòng xoắn nón hay phòng xoắn dẹt. Hình 21. Một số dạng vỏ chủ yếu của

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.