TAILIEUCHUNG - Bài giảng Dao động và Sóng (Phần 6)

Chương 3 Sóng tự do Dây thanh quản của bạn hoặc lưỡi gà kèn saxophone có thể dao động, nhưng có khả năng dao động đó sẽ chẳng có công dụng gì nhiều nếu như các dao động không thể truyền tới tai người nghe bởi sóng âm. Vậy sóng là gì và tại sao chúng tồn tại ? Hãy đặt đầu ngón tay của bạn vào giữa cốc nước và đột ngột lấy nó ra. | Bài giảng Dao động và Sóng Phần 6 Chương 3 Sóng tự do Dây thanh quản của bạn hoặc lưỡi gà kèn saxophone có thể dao động nhưng có khả năng dao động đó sẽ chẳng có công dụng gì nhiều nếu như các dao động không thể truyền tới tai người nghe bởi sóng âm. Vậy sóng là gì và tại sao chúng tồn tại Hãy đặt đầu ngón tay của bạn vào giữa cốc nước và đột ngột lấy nó ra. Bạn sẽ để ý thấy hai kết quả thật ngạc nhiên đối với đa số mọi người. Thứ nhất bề mặt phẳng lặng của nước không dễ gì tràn đều xuống lấp đầy thể tích bỏ trống bởi ngón tay của bạn. Thay vì vậy các gợn sóng trải ra và quá trình san phẳng ra xảy ra trong một khoảng thời gian dài trong lúc nước tại chính giữa dao động lên xuống so với mực nước bình thường. Loại chuyển động sóng này là chủ đề của chương này. Thứ hai bạn nhận thấy các gợn sóng nảy khỏi thành cốc theo kiểu giống hệt như quả bóng nảy khỏi bức tường. Trong chương tiếp theo chúng ta sẽ nói về cái xảy ra với sóng có ranh giới xung quanh chúng. Cho đến nay chúng ta hạn chế mình với hiện tượng sóng có thể phân tích như thể môi trường ví dụ nước là vô hạn và giống nhau ở mọi nơi. Thật chẳng khó khăn gì để hiểu được tại sao việc lấy đầu ngón tay của bạn ra lại tạo ra các gợn sóng chứ không đơn giản cho phép nước tràn xuống trở lại một cách đều đặn. Chỗ lõm ban đầu a để lại phía sau ngón tay của bạn có các mặt dốc và nước ở lân cận chỗ lõm chảy tràn xuống để lấp đầu lỗ trống. Mặt khác nước ở phía xa bên ngoài thoạt đầu không có cách nào biết được chuyện gì vừa xảy ra vì không có mặt dốc nào cho nó chảy xuống. Khi lỗ trống lấp đầy nước dâng lên tại chính giữa mang lại một động lượng hướng lên và vượt quá tạo ra một chỗ hơi nhô nơi có lỗ trũng ban đầu. Khu vực ngay bên ngoài vùng này bị lấy mất một số nước của nó để hình thành chỗ nhô cho nên một cái hào lõm xuống được hình thành b . Hiệu ứng này lan ra bên ngoài tạo ra các gợn sóng. a Dìm một ngón tay vào nước 1 gây ra một nhiễu động phân tán ra bên ngoài 2. b Hai mẫu gợn sóng tròn truyền qua lẫn nhau. Không .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.