TAILIEUCHUNG - Quan niệm về pháp luật và hệ thống pháp luật ở phương Tây

Quan niệm về pháp luật Xây dựng một định nghĩa về hệ thống pháp luật sẽ không có cơ sở nếu như chúng ta chưa có sự minh xác trong định nghĩa hoặc quan niệm về pháp luật. Tuy nhiên, chúng ta có thể dễ thấy rằng, định nghĩa về pháp luật không đơn thuần là vấn đề ngôn ngữ.[1]Quan niệm về pháp luật (và kéo theo đó là quan niệm về hệ thống pháp luật) luôn là chủ điểm của các tranh luận triết học phức tạp trong lịch sử loài người. Lý do giản đơn là, mỗi. | KHOA HỌC PHÁP LÝ Quan niệm về pháp luật và hệ thống pháp luật ở phương Tây 1. Quan niệm về pháp luật Xây dựng một định nghĩa về hệ thống pháp luật sẽ không có cơ sở nếu như chúng ta chưa có sự minh xác trong định nghĩa hoặc quan niệm về pháp luật. Tuy nhiên chúng ta có thể dễ thấy rằng định nghĩa về pháp luật không đơn thuần là vấn đề ngôn ngữ. 1 Quan niệm về pháp luật và kéo theo đó là quan niệm về hệ thống pháp luật luôn là chủ điểm của các tranh luận triết học phức tạp trong lịch sử loài người. Lý do giản đơn là mỗi quan niệm về pháp luật đều trực tiếp hoặc gián tiếp phản ánh hoặc gắn với khía cạnh vị thế quan điểm lý do biện minh cho sự tồn tại của các lực lượng xã hội các nhóm lợi ích nhất định. 2 Nhìn lại lịch sử triết học pháp luật trên thế giới có thể thấy rằng nhiều nhà tư tưởng hoặc học giả ở các nước phương Tây đã làm công việc định nghĩa về pháp luật. Ví dụ Cicero 106 - 43. tr. CN một triết gia và luật gia thời La Mã cổ đại khẳng định pháp luật là sự phân biệt giữa những thứ công bằng và bất công. 31 Nói cách khác theo quan điểm của Cicero luật và công lý là đồng nhất. Quan điểm này vẫn được chia sẻ rộng rãi trong dân chúng phương Tây. Với nhiều người trong số họ luật pháp luật được hiểu là hiện thân của công lý. 4 St. Augustine 354-430 triết gia thần học La Mã thì cho rằng chỉ có luật công bằng mới là luật nguyên văn luật bất công không phải là luật . 5 Quan điểm này cũng không quá xa lạ với quan điểm của Cicero và luận điểm luật bất công không được xem là luật đã trở thành luận đề kinh điển của trường phái pháp luật tự nhiên trong nhiều thế kỷ ở phương Tây. Đối với Thomas Aquinas 1225-1275 triết gia thần học người Ý pháp luật không phải là gì khác hơn là một mệnh lệnh của lý trí vì mục tiêu tốt đẹp của cộng đồng . Nói cách khác pháp luật phải bao hàm được trong nó yếu tố hợp lý. Hệ quả của quan niệm này là những gì bất hợp lý trong pháp luật sẽ không nên được xem là pháp luật. Quan niệm này có thể nói cũng là một biến thể của tư tưởng pháp luật tự .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.