TAILIEUCHUNG - Nghiên cứu khoa học " Bệnh cây bạch đàn và quản lý dịch bệnh "

Các loài bạch đàn được đưa vào gây trồng ở nước ta từ những năm 40, là loài cây sinh trưởng nhanh, thích hợp với nhiều vùng sinh thái và có thể gây trồng với quy mô công nghiệp cung cấp nguyên liệu cho sản xuất bột giấy, mang lại lợi ích kinh tế cao. Trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1992, diện tích rừng trồng bạch đàn đạt ha chiếm 46,5% diện tích rừng trồng trong cả nước, trong đó bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis chiếm 79% diện tích của các loài bạch đàn đã. | Bệnh cây bạch đàn và quản lý dịch bệnh TS. Phạm Quang Thu Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam 1. Mở đầu Các loài bạch đàn được đưa vào gây trồng ở nước ta từ những năm 40 là loài cây sinh trưởng nhanh thích hợp với nhiều vùng sinh thái và có thể gây trồng với quy mô công nghiệp cung cấp nguyên liệu cho sản xuất bột giấy mang lại lợi ích kinh tế cao. Trong giai đoạn từ năm 1986 đến năm 1992 diện tích rừng trồng bạch đàn đạt ha chiếm 46 5 diện tích rừng trồng trong cả nước trong đó bạch đàn trắng Eucalyptus camaldulensis chiếm 79 diện tích của các loài bạch đàn đã gây trồng theo số liệu của Vụ KHCN và CLSP Bộ NN và PTNT . Trong những năm 80 có rất nhiều khu thử nghiệm loài và xuất xứ đối với các loài bạch đàn đã được thiết lập ở các tỉnh Đồng Nai Bình Dương Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh và một số vùng thuộc các tỉnh phía Bắc. Từ kết quả của các khu khảo nghiệm này một số xuất xứ được xem như là rất có triển vọng về khả năng sinh trưởng như xuất xứ Petford Kennedy River Katherine Morehead River Gibb River và Gilbert River. Diện tích rừng trồng tập trung với qui mô lớn đối với các xuất xứ này đã tăng lên nhanh chóng đặc biệt là xuất xứ Petford chiếm một tỷ trọng lớn. Từ cuối thập kỷ 80 các diện tích rừng trồng bạch đàn trắng với xuất xứ Petford ở Đông Nam bộ và miền Trung đã xuất hiện một số loại dịch bệnh hại tán lá hại thân cành gây hiện tượng cháy lá đốm lá xoăn mép lá và gây rụng lá trường hợp bị bệnh nặng gây chết ngọn và cành ảnh hưởng nghiêm trọng đến cảnh quan và sinh trưởng của cây trồng. Theo số liệu của FAO năm 1994 diện tích rừng trồng bị nhiễm bệnh nặng ở 4 tỉnh Thành phố Hồ Chí Minh Đồng Nai Sông Bé và Bình Thuận đã lên tới ha. Trước tình hình dịch bệnh gây hại cho các loài bạch đàn và gây khó khăn hoang mang cho người trồng rừng Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam hợp tác song phương với Khoa Lâm nghiệp và Lâm sản thuộc Tổ chức Nghiên cứu khoa học công nghệ Ôxtrâylia CSIRO đã tiến hành điều tra xác định nguyên nhân gây bệnh đánh giá mức

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.