TAILIEUCHUNG - de_cuong_cau_hoi_va_tra_loi_triet_hoc 8

Quan niệm về lễ: Để đạt được nhân, để lập lại trật tự, khôi phục lại kỷ cương cho xã hội Khổng Tử chủ trương phải dùng lễ, đặc biệt là lễ của nhà Chu. | loại người đối lập nhau không phải chủ yếu về địa vị xã hội mà chủ yếu là về phẩm chất đạo đức. - Quan niệm về lễ Để đạt được nhân để lập lại trật tự khôi phục lại kỷ cương cho xã hội Khổng Tử chủ trương phải dùng lễ đặc biệt là lễ của nhà Chu. Vì lễ có thể xác định được vị trí vai trò của từng người phân định trật tự kỷ cương trong gia đình và ngoài xã hội loại trừ những tật xấu và tạo ra những phẩm chất cá nhân mà xã hội đòi hỏi. Do nhận thấy tác dụng to lớn của lễ mà Khổng Tử đã dốc sức san định lại lễ. Ở Khổng Tử trước hết lễ được hiểu là lễ giáo phong kiến như những phong tục tập quán những qui tắc qui định về trật tự xã hội thể chế pháp luật nhà nước như sinh tử tang hôn tế lễ luật lệ hình pháp. sau đó lễ được hiểu là luân lý đạo đức như ý thức thái độ hành vi ứng xử nếp sống của mỗi con người trong cộng đồng xã hội trước lễ nghi trật tự kỷ cương phong kiến. Nhân và lễ có quan hệ rất mật thiết. Nhân là nội dung bên trong của lễ còn lễ là hình thức biểu hiện nhân ra bên ngoài. Nhân giống như cái nền tơ lụa trắng tốt mà trên đó người ta vẽ lên những bức tranh tuyệt đẹp. Khổng Tử cho rằng trên đời không hề tồn tại người có Page 70 of 487 nhân mà vô lễ. Vì vậy ông khuyên chớ xem điều trái lễ chớ nghe điều trái lễ chớ nói điều trái lễ và chớ làm điều trái lễ. Ngoài quan niệm về nhân nghĩa lễ Nho gia còn bàn đến trí - tức là sự sáng suốt nhận thức thấu đáo mọi vấn đề hiểu đạo trời đạo người hiểu cả thiên hạ biết sống hợp với nhân tín - tức là lòng ngay dạ thẳng lời nói và việc làm nhất trí với nhau dũng - tức là sức mạnh tinh thần lòng can đảm biết xấu hổ vì cái sai cái xấu để vứt bỏ chúng mà làm theo nhân nghĩa. Chúng là các nguyên tắc cơ bản của đạo đức Nho giáo 17 18. Khổng Tử còn cho rằng người quân tử có đủ trí nhân dũng. Do có trí nên người quân tử không nhầm lẫn do có nhân nên người quân tử không buồn phiền do có dũng nên người quân tử không có gì phải kinh sợ. Nếu Khổng Tử chỉ chú trọng đến Tam đức nhân trí dũng thì sang thời Chiến quốc Mạnh Tử bỏ dũng thay

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.