TAILIEUCHUNG - SẬP TRONG TÂM THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT

Sập là một vật dụng quen thuộc với người Việt. Người ta thấy nó trong hình thức của những chiếc sập đá trong đền đài, lăng tẩm, hay là chiếc sập gỗ trước ngay ban thờ ở chùa và ở các gia đình khá giả. .Trong bức tranh Trê Cóc của dòng tranh Đông Hồ, chúng ta thấy hình một quan thái thú cá chép nằm trên sập. Dẫu rằng qua bức vẽ này chúng ta không thể nào xác định chính xác đây là sập đá hay sập gỗ; thì chiếc sập đã trở thành một biểu tượng. | SẬP TRONG TÂM THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT Sập đá ở đền vua Đinh Sập là một vật dụng quen thuộc với người Việt. Người ta thấy nó trong hình thức của những chiếc sập đá trong đền đài lăng tẩm hay là chiếc sập gỗ trước ngay ban thờ ở chùa và ở các gia đình khá giả. .Trong bức tranh Trê Cóc của dòng tranh Đông Hồ chúng ta thấy hình một quan thái thú cá chép nằm trên sập. Dẫu rằng qua bức vẽ này chúng ta không thể nào xác định chính xác đây là sập đá hay sập gỗ thì chiếc sập đã trở thành một biểu tượng của sang trọng và quyền uy. Có thể thấy trong nhiều ví dụ khác như trong bức tranh Thầy đồ Cóc thày đồ Cóc ngồi trên sập giảng bài. Bức tranh vẽ Nguyễn Siêu giảng học 1853 cũng vẽ thày đồ Nguyễn Siêu ngồi trên sập. Thậm chí pho tượng Phật Tuyết Sơn ở chùa Tây Phương được đặt trên một chiếc sập gỗ. Sập đã rất đỗi quen thuộc quen thuộc tới mức chúng ta quên mất câu hỏi về vị thế những chiếc sập trong lịch sử dân tộc. Trong không gian hậu cung đền vua Đinh vua Lê sập đá là nơi để ngự ngai thờ và tượng thờ. Có thể xưa hơn nữa thoạt kỳ thủy sập đá chính là nơi các bậc thủ lĩnh tù trưởng ngồi. Đây là giả thiết thứ nhất về chức năng của sập đá. Rồi tới buổi đầu dựng nước cung điện thành quách đơn sơ ngai vàng các vị vua Đinh vua Lê có thể được đặt trên các sập đá như thế này. Và sập đá đã trở thành biểu tượng cho quyền lực của nhà vua. Có hiểu như thế chúng ta mới hình dung nổi một chiếc sập có diện tích hơn 14m2 sập nhà Hồ . Không ai cần một cái giường lớn như vậy Chưa có đầy đủ chứng cứ để chắc chắn rằng sập là một vật dụng bắt nguồn từ văn hóa Việt. Nhưng chắc chắn là một hiện tượng văn hóa rất đáng chú ý. Chúng tôi chọn 12 điểm xuất hiện chiếc sập đá tiêu biểu của người Việt trải dài từ Bắc vào Nam như sau 1. Sập đá ở Chùa làng Nhạn Tháp xã Mễ Sở Hưng Yên - thời Trần 2. Sập đá ở thành Tây Giai nhà Hồ từ Thanh Hóa chuyển về nhà thờ Phát Diệm. 3. Sập đá ở đền vua Đinh Lê -Trịnh huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình 4. Sập đá ở đền vua Lê thời Lê -Trịnh huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình 5. Sập đá ở .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.