TAILIEUCHUNG - CÁC THẾ TAY CỦA QUAN ÂM VÀ NHỮNG SỰ CHUYỂN BIẾN TƯỢNG HÌNH

Một trong những vấn đề khó khăn nhất khi phân tích luận giải các tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn ở Việt Nam là việc xác định các thế tay. ở các tượng điển hình các thế tay này vừa có các nguyên tắc chung nhưng đồng thời lại có những sự “ứng xử” riêng ở mỗi pho. Có thể chia ra làm hai loại tượng, một loại tay có cầm bảo pháp, và một loại tay chỉ thực hiện các ấn quyết. Loại đầu được xem là tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn thuộc về Mật. | CÁC THẾ TAY CỦA QUAN ÂM VÀ NHỮNG SỰ CHUYỂN BIẾN TƯỢNG HÌNH Một trong những vấn đề khó khăn nhất khi phân tích luận giải các tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn ở Việt Nam là việc xác định các thế tay. ở các tượng điển hình các thế tay này vừa có các nguyên tắc chung nhưng đồng thời lại có những sự ứng xử riêng ở mỗi pho. Có thể chia ra làm hai loại tượng một loại tay có cầm bảo pháp và một loại tay chỉ thực hiện các ấn quyết. Loại đầu được xem là tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn thuộc về Mật Tông còn loại sau là Quan Âm phái Thiền Tông. Sở dĩ có sự phân biệt này là do phương pháp tu luyện ở mỗi môn phái của đạo Phật là rất khác nhau. Thiền Tông coi trọng việc luyện tâm tĩnh tâm còn Mật Tông lại coi trọng việc nhờ đến một tha lực bên ngoài trợ giúp do vậy phải dùng đến các ấn pháp. Tuy nhiên ở các tượng Việt Nam thì sự phân biệt này hay môn phái kia là rất khiên cưỡng. Việc cầm bảo pháp theo đúng qui cách Mật Tông thì trong các tượng Việt Nam cũng không đầy đủ. Tượng có cầm nhiều bảo pháp nhất có lẽ là tượng chùa Hội Hạ. Nhưng các bảo pháp này chỉ giống một phần với kinh sách qui định. Theo kinh Thiên Quang Nhãn Quán Tự Tại Bồ Tát Bí Mật Pháp thì nghìn tay ở tượng Quan Âm Thiên Thủ Thiên Nhãn liên quan đến sự biểu hiện dùng bốn mươi hai tay mỗi tay để tế độ hai mươi lăm loài cho nên không hẳn phải đủ chỉ dùng bốn mươi tay là có thể tế độ được hết. Kinh Đại Bi Tâm Đà La Ni chép những vật mà ngài nắm trong bốn mươi tay hoặc những cái tướng tay được lộ rõ ra đều nằm trong năm bộ và năm pháp. Ta có thể kể ra các bảo pháp mà Quan Âm chùa Hội Hạ cầm là tràng hạt mặt trời mặt trăng mây báu bình bát bảo bàng bài vòng dây ngọc như ý vòng vàng đầu của cái phất trần ngọc hòm kinh ốc chuông cung điện bình nước gương báu vòng luân xa. Như vậy chỉ có 17 38 tay nắm bảo pháp còn lại những tay kia là kết ấn. Trong số các bảo pháp kể ra một cách đại lược qua phỏng đoán hình dạng ta nhận thấy có rất nhiều những vật xem như giống nhau hoàn toàn. Từ đó ta vừa có thể qui vào là .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
337    150    2    14-01-2025
13    163    1    14-01-2025
9    180    0    14-01-2025
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.