TAILIEUCHUNG - KIẾN TRÚC CHÙA TÂY PHƯƠNG CHÙA KIM LIÊN THỜI LÊ TRỊNH

Tam quanchù a Kim Liên, quận Tây Hồ, Hà Nội, Thế kỷ XVIII .Chùa Tây Phương là ngôi chùa cổ nổi tiếng về kiến trúc, điêu khắc rất đặc sắc, là đỉnh cao của Mỹ thuật Việt Nam. Chùa được xây trên núi Câu Lậu nay thuộc thôn Yên Xá, xã Thạch Xá, huyện Thạch Thất, Hà Nội. Chùa Kim Liên cũng nổi tiếng về kiến trúc tương tự như một cặp bài trùng, được dựng trên đất làng Nghi Tàm ven hồ Tây thơ mộng thời xa xưa. Ngày nay, chùa đã bị lui vào trong, ẩn chìm sau các. | KIẾN TRÚC CHÙA TÂY PHƯƠNG CHÙA KIM LIÊN THỜI LÊ TRỊNH-NHỮNG PHÁT HIỆN MỚI Tam quanchù a Kim Liên quận Tây Hồ Hà Nội Thế kỷ XVIII Chùa Tây Phương là ngôi chùa cổ nổi tiếng về kiến trúc điêu khắc rất đặc sắc là đỉnh cao của Mỹ thuật Việt Nam. Chùa được xây trên núi Câu Lậu nay thuộc thôn Yên Xá xã Thạch Xá huyện Thạch Thất Hà Nội. Chùa Kim Liên cũng nổi tiếng về kiến trúc tương tự như một cặp bài trùng được dựng trên đất làng Nghi Tàm ven hồ Tây thơ mộng thời xa xưa. Ngày nay chùa đã bị lui vào trong ẩn chìm sau các công trình dân sinh khách sạn to lớn xây lấn ngoài ven hồ nay thuộc phường Quảng An quận Tây Hồ Hà Nội Xưa nay đa số chúng ta chỉ tiếp cận với bản dịch của tác phẩm Vũ trung tùy bút dựa theo bản dịch của Đông Châu Nguyễn Hữu Tiến và tập hạ là Tang thương Ngẫu lục dựa theo bản dịch của Trúc Khê Ngô Văn Triện 1 . Ngoài ra là dựa trên một số văn bia kể về lịch sử của hai chùa nhưng hiểu chưa được đầy đủ phân tích cặn kẽ có liên quan đến một số danh sĩ đã viết rất cụ thể về lịch sử chùa mà họ là người trong cuộc và là nhân chứng lịch sử của ba triều đại kế tiếp nhau Lê- Trịnh Tây Sơn và Nguyễn. Những phát hiện trong quá trình tìm hiểu tác phẩm Vũ trung tùy bút của Phạm Đình Hồ nhà nghiên cứu Trần Thị Kim Anh 2 đã công bố còn là các bản dịch còn thiếu hai đoạn nhắc đến việc trùng tu xây dựng chùa Kim Liên và chùa Tây Phương. Những tư liệu đó có thể góp phần vào việc xác định niên đại kiến trúc hai ngôi chùa này nên chúng tôi xin được trích dịch để bạn đọc tham khảo. Hai đoạn văn nói trên nằm trong văn bản được sao chép vào niên hiệu Thành Thái thứ 8 1906 có nội dung sai khác khá nhiều so với văn bản Đông châu Nguyễn Hữu Tiến dịch ra quốc ngữ mà bạn đọc lâu nay vẫn quen thuộc. Hai đoạn văn này nằm ở tập hạ. Xin được dịch ra như sau Đoạn một Nay khảo Hồng Đức bản đồ thì Câu Lậu ở Thừa Tuyên Sơn Tây chỉ vào ngọn núi ở làng Nguyên Xá huyện Thạch Thất không còn nghi ngờ gì nữa. Trên núi có chùa Tây Phương thời Trinh Uy Vương Trịnh Giang đạo hương công tu sửa suốt .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.