TAILIEUCHUNG - Giáo trình Kinh tế chính trị Mác - Lênin (Dùng cho các khối kinh tế) phần 3

Để biết được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất định, cần nghiên cứu hai loại nhân tố tác động đối lập nhau đến sự biến đổi của giá trị sức lao động. Một mặt, sự tăng nhu cầu trung bình của xã hội về hàng hoá và dịch vụ, về học tập và trình độ lành nghề, đã làm tăng giá trị sức lao động; mặt khác, sự tăng năng suất lao động xã hội cũng làm giảm giá trị sức lao động. . | Để biết được sự biến đổi của giá trị sức lao động trong một thời kỳ nhất định cần nghiên cứu hai loại nhân tố tác động đối lập nhau đến sự biến đổi của giá trị sức lao động. Một mặt sự tăng nhu cầu trung bình của xã hội về hàng hoá và dịch vụ về học tập và trình độ lành nghề đã làm tăng giá trị sức lao động mặt khác sự tăng năng suất lao động xã hội cũng làm giảm giá trị sức lao động. Trong điều kiện của chủ nghĩa tư bản ngày nay dưới sự tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ sự khác biệt của công nhân về trình độ lành nghề sự phức tạp của lao động và mức độ sử dụng năng lực trí óc của họ tăng lên. Tất cả những điều đó không thể không ảnh hưởng đến giá trị sức lao động không thể không dẫn đến sự khác biệt của giá trị sức lao động theo ngành và theo lĩnh vực của nền kinh tế nhưng chúng bị che lấp đằng sau đại lượng trung bình của giá trị sức lao động. Giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động chỉ thể hiện ra trong quá trình tiêu dùng sức lao động tức là quá trình lao động của người công nhân. Quá trình đó là quá trình sản xuất ra một loạt hàng hoá nào đó đồng thời là quá trình tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân hàng hoá sức lao động. Phần lớn hơn đó chính là giá trị thặng dư mà nhà tư bản chiếm đoạt. Như vậy giá trị sử dụng của hàng hoá sức lao động có tính chất đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị tức là nó có thể tạo ra giá trị mới lớn hơn giá trị của bản thân nó. Đó là chìa khoá để giải thích mâu thuẫn của công thức chung của tư bản. II- Sự sản xuất ra giá trị thặng dư 1. Quá trình sản xuất giá trị thặng dư Mục đích của sản xuất tư bản chủ nghĩa không phải là giá trị sử dụng mà là giá trị hơn nữa cũng không phải là giá trị đơn thuần mà là giá trị thặng dư. Nhưng để sản xuất giá trị thặng dư trước hết nhà tư bản phải sản xuất ra một giá trị sử dụng nào đó vì giá trị sử dụng là vật mang giá trị và giá trị thặng dư. Vậy quá trình sản xuất tư bản chủ nghĩa là sự thống nhất giữa quá trình sản xuất ra giá trị sử dụng và quá trình sản xuất ra giá

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.