TAILIEUCHUNG - Giao nhạc - Âm nhạc trong lễ Tế giao

Tế Giao có từ thời thượng cổ ở Trung Hoa, truyền sang Việt Nam tờ thời vua Lý Anh Tông (1138-1175). Các triều đại phong kiến Việt Nam rất coi trọng lễ Tế Giao. Trời, theo quan niệm phương Đông là đấng chí tôn, giữ gìn vận mệnh và ban phát thái bình hạnh phúc cho muôn dân, nên khi tế Trời, đấng Thiên tử phải giữ vị trí trung gian nối kết giữa Trời - Đất và Con người với vai trò chủ tế. . | Giao nhạc - Âm nhạc trong lễ Tế giao VÀI NÉT VỀ LỄ TẾ NAM GIAO Tế Giao có từ thời thượng cổ ở Trung Hoa truyền sang Việt Nam tờ thời vua Lý Anh Tông 1138-1175 . Các triều đại phong kiến Việt Nam rất coi trọng lễ Tế Giao. Trời theo quan niệm phương Đông là đấng chí tôn giữ gìn vận mệnh và ban phát thái bình hạnh phúc cho muôn dân nên khi tế Trời đấng Thiên tử phải giữ vị trí trung gian nối kết giữa Trời - Đất và Con người với vai trò chủ tế. Trong lịch sử phong kiến Việt Nam có những ông vua không chính danh mà làm chủ tế lễ Tế Giao đã bị đời sau phê phán như sự việc Hồ Hán Thương tế Giao không thành năm 1402 cũng như trường hợp cuối đời Cảnh Hưng 1740-1786 Chúa Trịnh Sâm tranh vào nhiếp tế năm ấy mất mùa thóc cao gạo kém giặc cướp nổi lên khắp mọi nơi nhân dân ta thán đổ lỗi tại chúa Trịnh vào chủ tê Giao nên trời giáng tai họa trách phạt . 1 Đàn Tế Giao của triều Nguyễn là đàn Nam Giao được xây dựng phía Nam kinh thành Huế vào năm Bính Dần niên hiệu Gia Long thứ 5 1806 2 . Đàn có 3 tầng Tầng trên là Đàn thượng hình tròn viên đàn tầng thứ hai là Đàn trung hình vuông phương đàn tầng dưới cùng là Đàn hạ. Ban đầu 1 hoặc 2 năm tế một lần đến năm 1890 vua Thành Thái định lại 3 năm một lần tế vào ngày Tân. Lễ Tế Giao dưới triều Nguyễn được cử hành rất trang nghiêm trọng thể với đầy đủ các nghi thức lễ thức quy định của một cuộc tế lễ lớn của triều đình. Đào Duy Anh tác giả Việt Nam Văn hóa Sử cương đã tóm tắt trình thức cuộc lễ tế Giao như sau Rửa tay quán tẩy dâng trầm thượng hương dâng tơ lụa hiến ngọc bạch dâng đồ cúng hiến phẩm nghi dâng rượu tiến tửu đọc chúc tuyên chúc chia đồ cúng phân hiến chia thịt cúng trí phúc tộ . Trong khi hành lễ phải đốt một con trâu cúng trên Tế đàn gọi là phần sài . Khi đi thì yên tĩnh mà khi về thì có cử nhạc . 3 Một số sử sách tài liệu đã mô tả về lễ Tế Giao trong thời kỳ này rất đầy đủ và chi tiết như sách Khâm Định Đại Nam Hội Điển Sử Lệ phần Nhạc chương Nhạc khí 4 Đại Nam Thực Lục Tập san Những Người Bạn Cố Đô Huế 5 Âm nhạc Truyền .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.