TAILIEUCHUNG - Giữa tân tiến và hậu tân tiến Phật giáo và Việt Nam trong cuộc giao lưu văn hóa Đông Tây

Ðể tránh một số ngộ nhận có thể xảy ra, xin mở đầu bài viết bằng một số minh định. Bài tham luận này (1) không hề chủ trương bài bác nền văn minh Tây Phương, siêu hình học hoặc vai trò của lý trí; nó chỉ nhằm nêu lên sự vô nghĩa của loại giải pháp «tây phương hoá» triệt để, những hạn chế hiện nay của các giải đáp siêu hình, cũng như sự cần thiết của một quan điểm trọn vẹn hơn về lý trí. . | Giữa tân tiến và hậu tân tiến Phật giáo và Việt Nam trong cuộc giao lưu văn hóa Đông Tây Để tránh một số ngộ nhận có thể xảy ra xin mở đầu bài viết bằng một số minh định. Bài tham luận này 1 không hề chủ trương bài bác nền văn minh Tây Phương siêu hình học hoặc vai trò của lý trí nó chỉ nhằm nêu lên sự vô nghĩa của loại giải pháp tây phương hoá triệt để những hạn chế hiện nay của các giải đáp siêu hình cũng như sự cần thiết của một quan điểm trọn vẹn hơn về lý trí. Riêng về Đạo Phật bài viết này cũng không hề chủ trương phải trở về một thời đại vàng son nào đó của Phật Giáo Việt Nam trong quá khứ hay phải thiết lập một Nhà Nước Phật Giáo hoặc biến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam thành một chánh đảng trái lại nó nhằm phê phán sự bất cập của một biểu văn về sự giải thoát con người chỉ tập trung trên kích thước cá nhân của vấn đề với ảo tưởng có thể đứng trên hoặc đứng ngoài các lãnh vực chính trị kinh tế và xã hội. I PHẬT GIÁO VÀ THỜI ĐẠI MỘT CÁCH ĐẶT VẤN ĐỀ Thời đại ở đây không chỉ đơn thuần là một thời điểm dù đây là một điểm mốc quan trọng như buổi giao thời giữa hai thế kỷ và hai thiên niên kỷ. Nói đến thời đại còn là nói đến nền văn hoá của buổi giao thời ấy không phải ở bất cứ địa điểm nào mà ở ngay cái đỉnh vẫn được xem là cao nhất của nó. Trong cuộc cạnh tranh giữa các nền văn minh ít ai chối cãi được rằng Phương Tây đang dẫn dắt thế giới nhờ ở những sở đắc về nhiều mặt của các quốc gia Âu Mỹ trong quá khứ. Do đó dù muốn hay không nói tới thời đại chính là nói đến những tư tưởng và giá trị căn bản của nền văn minh Tây Phương giữa hai thế kỷ 20 và 21. Các nguồn sáng tinh thần ấy ngày nay là những tư tưởng và giá trị nào Phật Giáo ở đây cũng không phải là Phật Giáo ở một nơi nào bất định trên thế giới mà chính là Phật Giáo ở Việt Nam là Phật Giáo Việt Nam. Nói như thế đồng nghĩa với khẳng định rằng trong sự tiếp xúc giữa Việt Nam với Tây Phương như trong cái quá trình gìn giữ đào thải biến hoá và tiếp thu thường vẫn xảy ra trong bất kỳ một cuộc giao lưu văn hoá nào

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.