TAILIEUCHUNG - Báo cáo khoa học "ĐÁNH GIÁ HỆ SỐ SỨC KHÁNG CHO MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO SỨC CHỊU TẢI CỦA CỌC CỦA TCXD 205:1998 "

Các công thức tính toán sức chịu tải của cọc trong tiêu chuẩn thiết kế cầu AASHTO LRFD cùng với các hệ số sức kháng tương ứng đã được xác định trên cơ sở các điều kiện đất nền ở Mỹ. Áp dụng các công thức đó cho cọc trong điều kiện đất nền Việt Nam cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa tính toán và kết quả nén tĩnh. Vì vậy, một trong những biện pháp khả thi để nâng cao độ tin cậy của kết quả dự báo sức chịu tải của cọc là sử. | ĐÁNH GIÁ HỆ SỐ SỨC KHÁNG CHO MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP DỰ BÁO SứC CHỊU TẢI CỦA CỌC CUA TCXD 205 1998 TS. TRỊNH VIỆT CƯỜNG Viện KHCN xây dựng Tóm tắt Các công thức tính toán sức chịu tải của cọc trong tiêu chuẩn thiết kế cầu AASHTO LRFD cùng với các hệ số sức kháng tương ứng đã được xác định trên cơ sở các điều kiện đất nền ở Mỹ. Áp dụng các công thức đó cho cọc trong điều kiện đất nền Việt Nam cho thấy có sự chênh lệch đáng kể giữa tính toán và kết quả nén tĩnh. Vì vậy một trong những biện pháp khả thi để nâng cao độ tin cậy của kết quả dự báo sức chịu tải của cọc là sử dụng các phương pháp tính toán đã được kiểm chứng trong nhiều thập kỷ trong điều kiện Việt Nam. Báo cáo này trình bày kết quả bước đầu về xác định hệ số sức kháng tương ứng với một số phương pháp tính toán sức chịu tải của cọc trong tiêu chuẩn thiết kế móng cọc TCXD 205 1998. 1. Mở đầu Thiết kế nền móng công trình xây dựng theo trạng thái giới hạn đã được đưa vào tiêu chuẩn của một số nước như Liên Xô Đan Mạch từ những năm 1950 sau đó đã được chấp nhận trong tiêu chuẩn của hầu hết các quốc gia. Ở Hoa Kỳ cho tới thập kỷ 1970 mới bắt đầu có những nghiên cứu về khả năng áp dụng nguyên tắc thiết kế này và cho tới 1994 tổ chức AASHTO chính thức đưa vào áp dụng tiêu chuẩn thiết kế cầu theo hệ số tải trọng và sức kháng. Tiêu chuẩn này quy định áp dụng các hệ số riêng cho tải trọng và sức kháng thay cho việc áp dụng hệ số an toàn tổng thể như đã quy định trong các tiêu chuẩn trước kia. Đến năm 2006 AASHTO LRFD đã được chấp nhận áp dụng cho tất cả các công trình xây dựng cầu ở Hoa Kỳ. Tiêu chuẩn này cũng đã được chuyển dịch sang tiếng Việt và được Bộ Giao thông Vận tải ban hành với mã số 22 TCN 272-05 Tiêu chuẩn thiết kế cầu 2 . Theo AASHTO LRFD quan hệ giữa tải trọng Qj và sức kháng của các cấu kiện và liên kết bao gồm cả cọc móng cần thỏa mãn điều kiện SHiYiQi ộRn 1 trong đó Rn là sức kháng danh định của cọc và i là hệ số điều chỉnh tải trọng xét đến tính dẻo mức độ dư sức kháng và tầm quan trọng trong khai thác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.