TAILIEUCHUNG - Nguyễn Bình Phương - Lục Đầu giang tiểu thuyết Phần 1

Lục Đầu nước chảy phân hai (Ca dao) Nghĩ về tiểu thuyết Việt Nam đương đại, tôi vẫn hay liên tưởng tới những dòng sông: rằng nếu quy chiếu tiểu thuyết đương đại vào địa đồ Việt Nam, như mỗi con sông đã góp phần bồi tụ nên diện mạo văn hoá Việt thì mỗi tiểu thuyết cũng có một vai trò như thế trong diễn trình định hình khuôn mặt tiểu thuyết Việt Nam. | Nguyên Bình Phương - Lục Đầu giang tiểu thuyết Phần 1 Lục Đầu nước chảy phân hai. Ca dao Nghĩ về tiểu thuyết Việt Nam đương đại tôi vẫn hay liên tưởng tới những dòng sông rằng nếu quy chiếu tiểu thuyết đương đại vào địa đồ Việt Nam như mỗi con sông đã góp phần bồi tụ nên diện mạo văn hoá Việt thì mỗi tiểu thuyết cũng có một vai trò như thế trong diễn trình định hình khuôn mặt tiểu thuyết Việt Nam. Và ở chỗ này tôi nghĩ đến Nguyễn Bình Phương với dòng Lục Đầu giang như cách Bảo Ninh đã có với dòng sông Hồng của dân tộc Việt. Sau khi mấp phải bả giời để đa mang vào tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương đều đặn trình làng Vào cõi 1991 Những đứa trẻ chết già 1994 Người đi vắng 1999 Trí nhớ suy tàn 2000 Thoạt kỳ thuỷ 2003 và Ngồi 2006 . Tiểu thuyết đầu tay Bả giời 1991 . Bởi hình như nó chưa hội đủ phẩm tính làm nên phong cách Nguyễn Bình Phương như đôi dòng xuôi ngược của con sông sáu khúc là phương thức huyền thoại và thi pháp kết cấu. Tiểu thuyết Bả giời chưa đủ sức nặng để ám ảnh người đọc cái huyễn ảo chưa thành mộng mị vô thức cái ẩn ức cũng chưa đủ xung năng bung phá dù ý tưởng đẩy cái thiện về cả hai phía thiên tạo và nhân tạo để nó tự phát lộ và tranh đấu là một hướng đi khả dụng. Có lẽ đó là lý do để không khí ma mị của làng Phan cùng thế giới nhân vật ở cả hai cõi âm dương trong nó trở lại với tiểu thuyết Thoạt kỳ thuỷ sau này. Bả giờinhư là dòng chảy thứ nhất Thoạt kỳ thuỷ theo sau như một nắn dòng và khuôn định nó lại. Vì vậy ở tính liên văn bản tôi cho rằng chúng mang phẩm chất của cùng một dòng sông. Cái khác biệt có chăng ở chỗ Bả giời là cái lòng sông cũ nhỏ và nông còn Thoạt kỳ thuỷ đã lựa thế nước mà khoét sâu thêm vào cái lòng sông ấy mở rộng thành dòng lớn nhất trong hệ thống Lục Đầu giang mà Nguyễn Bình Phương kiến tạo. Tôi nghĩ tìm hiểu từng chi lưu rồi phân dòng khi hợp lưu sẽ là khả dĩ cho việc giải mã thế giới nghệ thuật tiểu thuyết Nguyễn Bình Phương. CHI LƯU 1. Vào cõi là một thể nghiệm đan lồng tiểu thuyết tiểu thuyết - hay trong tiểu thuyết gồm .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.