TAILIEUCHUNG - Cảm quan thế giới trong lý luận, phê bình văn học của Phạm Quỳnh và tác động của nó đến tiến trình văn học

Nghiên cứu về tiểu thuyết Nhật Bản thế kỷ XVII, Richard Lane nhận thấy một đặc điểm: “tiểu thuyết Nhật Bản không bao giờ tự mình hoàn toàn thoát khỏi những nhân tố của văn học trung đại”. | i 1 Ấ r i 1 r 1 Cảm quan thê giới trong lý luận phê bình văn học của Phạm Quỳnh A Â r -B- r -B-Ấ i A 1 và tác động của nó đên tiên trình văn học Nghiên cứu về tiểu thuyết Nhật Bản thế kỷ XVII Richard Lane nhận thấy một đặc điểm tiểu thuyết Nhật Bản không bao giờ tự mình hoàn toàn thoát khỏi những nhân tố của văn học trung đại . Nguyên nhân của hiện tượng này là ở chỗ người đọc Nhật Bản thời kỳ này vì bị cắt rời khỏi dòng chảy của văn học thế giới nên đã không có khả năng để nhận ra sự mâu thuẫn của những yếu tố hiện thực những yếu tố mang trong nó tương lai của văn học và những yếu tố của văn học trung đại 1 . Cảm quan về văn học thế giới trong trường hợp này là nhân tố đặc biệt quan trọng để thúc đẩy tiến trình văn học. Đây cũng chính là điểm nhìn để chúng tôi nhận diện về vai trò của Phạm Quỳnh không phải là người duy nhất nhưng là đại diện tiêu biểu nhất -với những công trình lý luận phê bình văn học đa dạng và mang tính hệ thống của mình - đã đem đến cho văn học giao thời Việt Nam một cảm quan về văn học thế giới và vì thế có vai trò to lớn trong tiến trình hiện đại hóa văn học Việt Nam đầu thế kỷ XX đến 1945. Trong các công trình lý luận và phê bình của mình Phạm Quỳnh chủ yếu nói đến văn học Pháp và chừng mực nào đó là văn học phương Tây. Tuy nhiên từ thế kỷ XIX lịch sử thế giới thực chất đã là lịch sử của châu Âu mở rộng nên cảm quan về văn học phương Tây cũng đồng thời là cảm quan về văn học thế giới. Và thực tế lịch sử đã chứng thực điều này chính nhờ học tập và tiếp thu phương Tây mà văn học Việt Nam đã thoát khỏi quỹ đạo của văn học vùng Đông Á với Trung Quốc là trung tâm để ra nhập bản đồ văn học thế giới. 1. Cảm quan về văn học thế giới trong văn học Việt xuất hiện trước tiên từ đội ngũ những người sáng tác. Trong lời tựa cho truyện Thầy Lazaro Phiền 1887 của Nguyễn Trọng Quản đã thấy xuất hiện câu cách ngôn của một nhà hiền triết cổ Hy Lạp. Chẳng những thế trong toàn bộ cuốn truyện mở đầu của văn xuôi hư cấu fiction Việt Nam này còn thấy dấu ấn của .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TAILIEUCHUNG - Chia sẻ tài liệu không giới hạn
Địa chỉ : 444 Hoang Hoa Tham, Hanoi, Viet Nam
Website : tailieuchung.com
Email : tailieuchung20@gmail.com
Tailieuchung.com là thư viện tài liệu trực tuyến, nơi chia sẽ trao đổi hàng triệu tài liệu như luận văn đồ án, sách, giáo trình, đề thi.
Chúng tôi không chịu trách nhiệm liên quan đến các vấn đề bản quyền nội dung tài liệu được thành viên tự nguyện đăng tải lên, nếu phát hiện thấy tài liệu xấu hoặc tài liệu có bản quyền xin hãy email cho chúng tôi.
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.