TAILIEUCHUNG - Mối quan hệ giữa chính sách ruộng đất và phong trào nông dân thế kỷ XV_XVI
Trong xã hội phong kiến Việt Nam, các nhà nước phong kiến muốn duy trì sự tồn tại và phát triển, họ luôn có những chính sách nhằm củng cố địa vị và quyền lợi đến tối cao. Trong những chính sách đó, chính sách ruộng đất – tư liệu sản xuất của nông dân, được xem là trụ cột, xuyên suốt và quan trọng của nhà nước phong kiến. Với một đất nước có nền kinh tế chủ đạo là nông nghiệp trồng lúa nước thì nông dân là thành phần chiếm đại đa số trong cơ cấu xã. | Cùng với nền kinh tế suy thoái, nền chính trị của nhà Lê thời kỳ này đang trong tình trạng khủng hoảng. Chính quyền nhà Lê suy yếu trên toàn diện, bắt đầu từ những người đứng đầu nhà nước: từ vua Lê Hiến Tông đến Uy Mục rồi Tương Dực, đều là những vị vua kém tài, kém đức, đêm ngày ăn chơi sa đọa, bỏ bê chính sự, không quan tâm đến đời sông nhân dân. Các vị vua Lê mất hết uy quyền, nhân cơ hội đó bọn công thần, quan lại, quý tộc trong triều thì kết thành bè cánh, nắm hết uy quyền; ở các địa phương ra sức hoành hành, nhũng nhiễu nhân dân “phàm là súc vật, hoa màu của dân đều cướp cả, nhân dân ai có đồ lạ, vật quý thì đánh dấu để lấy” hay” tước đã hết mà lạm thưởng không hết, dân đã cùng mà lạm thu không cùng, phú thuế thu đến tơ tóc mà dùng của như bùn đất”. Ruộng đất bị chấp chiếm, cướp đoạt, dân không có đất sản xuất, đời sống ngày càng khó khăn, trong khi quan lại, cường hào thì tăng cường cướp bóc, thuế khóa thì nặng làm cho đời sống người dân trở nên cơ cực và khó khăn hơn. Đó là những biểu hiện cho thấy chính quyền trung ương ngày càng suy yếu và sa đọa.
đang nạp các trang xem trước